Slider

Cổ thành Lạc Dương - nơi đã từng là kinh đô của 9 triều đại phong kiến, đồng thời là cái nôi văn minh của Trung Quốc, là nơi đầu tiên Phật giáo truyền vào Đông Độ, nơi có cơ sở viện tự đầu tiên của Phật Giáo Bắc truyền và chứa bộ kinh dịch đầu tiên ở Trung Quốc. Và Bạch Mã Tự, tổ đình đầu tiên của Phật giáo Trung Hoa là nơi lưu giữ 3 dấu ấn quan trọng trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Bạch Mã Tự hiện nay nằm cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc 9 km. Đó là nơi được các đệ tử Phật gia công nhận là nơi ở của các tổ sư Phật giáo và là nơi Phật Pháp được truyền dạy.

Bach Ma Tu 2

Ngôi chùa được Hán Minh Đế (29-75 SCN) xây dựng, và có một huyền thoại về việc thành lập ngôi chùa này. Theo sử sách ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mơ thấy ở một nơi phong cảnh nên thơ có một vị Thần lấp lánh ánh vàng kim bay đến cung điện của ông. Nhà Vua bèn triệu các cận thần của mình đến để hỏi về ý nghĩa giấc mơ của ông. Đại thần Phó Nghị tâu rằng: “Vào ngày mùng 8 tháng Tư, năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (tức là năm 971 TCN) triều đại nhà Chu, núi sông chấn động, các dòng sông đều cuộn lũ. Buổi tối có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu lấp lánh ở phía trời Tây.”

Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng đây là dấu hiệu đản sinh của một vị đại thánh nhân ở Tây phương Thiên quốc. “Vị đại thánh nhân này xuống nhân gian là để cứu khổ cứu nạn cho con người. Những lời răn dạy của Ngài, sau 1.000 năm, thì có thể truyền vào đất nước chúng ta. Giờ đây, 1.000 năm đã trôi qua và đã đến lúc. Hạ thần nghe nói có một vị thánh nhân ở Tây Vực, được người đời kính trọng gọi là “Phật”, và vì vậy có thể là vị ‘Phật’ mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.

Để hiểu rõ tình huống của vị Phật này, Hán Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 12 người đến Tây Vực để tìm Phật và cầu Phật Pháp. Mười hai người họ đã trải qua bao gian truân nguy hiểm, và cuối cùng cũng tới được Đại Nguyệt Thi Quốc ở Tây Vực. Nơi đó Phật Pháp truyền bá rộng rãi, chùa viện rất nhiều. Đoàn người này đã thu thập được một số kinh Phật và tượng Phật, đồng thời cũng xin thỉnh hai vị cao tăng Thiên Trúc là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Ấn Độ đến Trung Nguyên giảng Pháp. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình thời Hán Minh Đế (tức năm 67 SCN), đoàn người mới trở về Lạc Dương, kinh đô của triều đại Đông Hán.

Bach Ma Tu 5

Hán Minh Đế rất hài lòng và long trọng thỉnh mời hai vị cao tăng. Ngài nồng nhiệt mời họ ở lại Hồng Lô Tự, nơi thuộc quan Ngoại giao Thượng thư, và chân thành thỉnh cầu họ dịch bộ kinh Phật mà họ đã mang về.

Năm sau, Hán Minh Đế lại hạ chiếu chỉ xây dựng một tòa tăng viện ở ngoài cửa Ung Môn của Lạc Dương. Chữ “tự” có nghĩa gốc là "quan thự". Tuy nhiên, vì Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan mới lần đầu đến ở “tự”, và họ cũng là khách ngoại quốc, nên nơi ở mới của họ vẫn được gọi là “tự” cho long trọng. Bắt đầu từ đó, chùa được gọi là “tự” trong tiếng Trung Quốc. Thêm vào đó, có một chú ngựa trắng đã mang về tất cả kinh Phật và tượng Phật, và để ghi nhớ công lao của chú ngựa trắng đó, tu viện mới được đặt tên là "Bạch Mã Tự", hay "Chùa Ngựa Trắng".

Hai vị cao tăng Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan sau đó đã giảng Pháp tại Bạch Mã Tự và thay nhau hoàn tất việc dịch thuật ‘Tứ Thập Nhị Chương Kinh’, bản dịch kinh Phật đầu tiên bằng tiếng Hán. Sau Khi Nhiếp Ma Đằng viên tịch, Trúc Pháp Lan tiếp tục việc dịch kinh sách. Các bản dịch kinh sách của họ đều được lưu trữ tại Đại Điện cho các tăng nhân lễ bái. Người ta nói rằng vào triều Bắc Ngụy (368-534), khi các tăng nhân đang quỳ lạy lễ bái kinh Phật, thì kinh Phật đột nhiên lóe lên ánh ngũ quang thập sắc và tỏa sáng khắp Đại Điện. Đáng ngạc nhiên hơn cả là trong ánh hào quang còn có thể nhìn thấy được hình ảnh của một vị Phật.

Dưới sự trị vì của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên (624- 705) thời nhà Đường, Bạch Mã Tự rất nổi tiếng, và có tới hơn 1.000 hòa thượng cư ngụ tại đó. Tuy nhiên, chùa đã bị tàn phá nghiêm trọng trong thời An Sử nổi loạn (755- 763) và suốt thời Hội Xương diệt Phật (840- 846). Di tích chùa Bạch Mã còn sót lại chỉ là những mảnh vụn bia văn bằng đá và đống đổ nát. Ngôi chùa sau này đã được hoàng đế Thái Tông triều Tống (939-997), hoàng đế Gia Tĩnh triều Minh (1507- 1567) và hoàng đế Khang Hy triều Thanh (1662- 1722) cho tu sửa lại.

Ngày nay khi đến thăm ngôi chùa cổ này, du khách dễ dàng nhận thấy được hương sắc thời gian đã bám chặt lên từng mái ngói, vách tường, lối đi của ngôi cổ tự ngàn năm tuổi. Tuy đã rất lâu rồi nhưng ngôi tổ đình vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn cấu trúc và những bộ kinh kệ quý báu.

Bach Ma Tu 6

Bạch Mã Tự được bao bọc bởi một khu vườn tràn ngập màu xanh thanh bình và yên tĩnh, len giữa hàng cây là một con đường lát đá dẫn vào chùa. Cổng chùa được xây dựng theo kiểu tam quan với 3 cửa hình mái vòm thông suốt, bên trên có khắc ba chữ lớn “Bạch Mã Tự”, hai bên chùa có cặp tượng sư tử đá màu xanh đậm hướng ra ngoài. Kế bên đó là bức tượng ngựa trắng được làm từ đá bạch ngọc, kỷ niệm chiến tích một ngựa thồ kinh trên con đường xa xôi về đất nước. 

Chùa Bạch Mã rộng 47.840 m2 và có hơn 100 gian điện đường thờ phượng. Các điện lớn được đặt trên một đường trung tâm chạy theo hướng Bắc-Nam, và từ cửa vào trong theo hướng núi theo thứ tự như sau: Thiên Vương điện, Đại Phật điện, Đại Hùng bảo điện, Tiếp Dẫn điện, và Phật điện Bì Lô các.

Bach Ma Tu 7

Ở giữa chính điện, tức là Đại Phật điện để thờ cúng là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi nghiêm trang trên đài sen, tay phải cầm nhẹ bông hoa, hai bên phải trái của Ngài có hai đệ tử Ca-Diếp và A-Nan đứng hầu, và hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền ngồi đó, với hai thiên nữ đứng hầu đằng sau.

Tại góc Đông Nam của Đại Phật điện, có treo một quả chuông sắt từ triều đại nhà Minh, nặng khoảng 5.525 cân Anh. Người ta nói rằng vào những đêm có gió nhẹ thổi hoặc buổi sáng sớm mát mẻ, tiếng chuông chùa Bạch Mã có thể truyền đi hàng chục dặm, và quả chuông lớn treo trên gác chuông ở con đường phía Đông thành nội cũng có thể cộng hưởng mà vang tiếng cùng với nó; vì thế cảnh tượng có thể diễn tả như là “Chuông chùa vang vọng Phạm Vương cung, hạ thông Địa phủ chấn u linh.”

Bach Ma Tu 3

Sau Đại Phật điện là tới Đại Hùng Bảo điện, nơi thờ cúng ba vị Phật của tam thế là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Dược Sư. Hai bên có 18 vị La Hán chia ra đứng hầu, với tư thế và điệu bộ khác nhau. Các bức tượng La Hán này là rất quý giá, bởi vì chúng được đúc một cách tinh xảo, sử dụng chất liệu lụa và sợi gai dầu có từ thời nhà Nguyên (1271 - 1368).

Bach Ma Tu 9

Tiếp theo Đại Hùng điện là Tiếp Dẫn điện, và cuối cùng là Phật điện Bì Lô Các. Phật điện Bì Lô các được xây dựng vào thời nhà Đường (618- 907), là nơi thờ Phật Bì Lô. Pháp thân thanh tịnh của Phật Thích Ca Mâu Ni cùng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đứng bên cạnh. Trên bia đá phía sau Bì Lô các có khắc "Tứ Thập Nhị Chương Kinh".

Bach Ma Tu 8

Phía Đông Bắc và Tây Nam của chùa Bạch Mã là mộ phần của hai vị Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Khoảng 200m về phía Đông Nam của ngôi chùa là Bảo tháp Tề Vân được xây bằng gạch có 13 tầng cao khoảng 20 m. Ban đầu, tháp được đặt tên là Thích Ca Xá Lợi tháp, Kim Phương tháp, hay Bạch Mã Tự tháp. Nó được xây dựng vào thời nhà Đường, sau đó bị phá hủy trong thời nhà Tống, và rồi được trùng tu lại trong thời nhà Kim (1115- 1234). Điều đặc biệt ở tòa tháp này khi du khách đứng trong phạm vi xung quanh tháp vỗ tay thì sẽ có âm thanh vong lại nghe như tiếng ếch kêu nên tháp này rất nổi tiếng. Vì ngày xưa đứng trên tháp Tề Vân có thể trông thấy thành Lạc Dương cho nên tên tháp được đặt với ý nghĩa cao ngang trời.

Ở hậu viện có một ngôi đài các tên là Thanh Lương Đài, cao khoảng bốn trượng, chu vi hơn năm mươi trượng, đứng ở rìa phía Bắc của nội tự. Đây là nơi chứa kinh của chùa Bạch Mã. Ở giữa đài có Tỳ Lô Các lầu với tượng Phật Tỳ lô Giá Na và tượng Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát. Phía trước là một pho tượng Phật làm bằng ngọc do Miến Điện dâng. Ở vách phía tây có tượng Đạt Ma Sư Tổ đắp nổi. Ở mảng tường phía bắc có chạm khắc bộ kinh “Tứ thập nhị chương” trên đá. Đây chính là bộ kinh khi xưa được lần đầu tiên đến Trung Quốc.

Những địa điểm khác trong Bạch Mã Tự hấp dẫn du khách bao gồm: Dạ Bán chuông, Vân Tháp, Đằng Lan mộ, Đoạn Văn bi và Phần Kinh đài.

Nền văn hóa Trung Quốc ngày nay được ghi nhận với một khối lượng đồ sồ về số lượng cũng như sự đa dạng và phong phú về nội dung, được đánh giá cao với những tinh hoa văn hóa được ca tụng từ ngàn năm qua. Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc là cái nôi của những giá trị văn hóa Phật giáo vô cùng đặc sắc và thâm sâu, việc ngôi Tổ đình Bạch Mã Tự vẫn còn vững vàng qua sự biến chuyển của thời gian và thế sự, như một chứng tích cho sự trường tồn và phát triển của nền văn hóa Phật giáo nước nhà. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách đừng quên dành thời gian đến thăm viếng ngôi cổ tự nổi tiếng này nhé!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187
du lich my 39tr
du lich chau au
du lich canada

Tin Tức Mới Nhất