Slider

Tượng khắc đá Đại Túc nằm ở huyện Đại Túc, thành phố Trùng Khánh, cách trung tâm thành phố khoảng 163 km. Hệ thống các tượng đá tại đây là kho tàng nghệ thuật của Trung quốc với hơn 5 vạn pho tượng được chạm khắc bằng đá có niên đại từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 13, phân bổ ở hơn 40 địa điểm thuộc huyện Đại Túc, trong đó chủ yếu là các pho tượng của đạo Phật, sau đó là Đạo giáo, Nho giáo và tượng một số ít nhân vật lịch sử. Những tượng đá đầu tiên được khắc tại đây là vào khoảng cuối đời nhà Đường, cực thịnh nhất vào đời Lưỡng Tống (nhà Bắc Tống và nhà Nam Tống).

tuong khac da dai tuc 3

Tượng khắc Đại Túc chủ yếu tập trung trên núi Bảo Đỉnh và vách núi Bắc Sơn, quy mô lớn và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, hình thức cũng vô cùng phong phú. Đây là quần thể tượng khắc có sự kết hợp của lực học, quang học, nội dung tạo hình và thế núi, thể hiện rất rõ nghệ thuật tạc tượng Phật người Trung Quốc. Với đặc trưng "Người hóa thần, thần hóa người", năm 1999, tượng khắc đá Đại Túc được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

tuong khac da dai tuc 4

Tượng đá chạm khắc trên núi Bảo Đỉnh nằm cách huyện Đại Túc 15km về phía Đông Bắc, được bắt đầu khắc vào năm thứ 6 Thuần Hy (Tống Hiếu Tông đời Nam Tống (1179). Đây là một trong những vùng đất linh thiêng của Phật giáo, dân gian có câu: "Thượng triều Nga Mi, hạ triều Bảo Đỉnh". Tượng khắc đá ở đây với trung tâm là vịnh Đại Phật, ngoài ra có: Phía Đông có vịnh Tiểu Phật, tháp nghiêng, núi Long Đầu, núi Thù Thủy, dốc Hoàng Giác. Phía Nam có Cao Quan âm. Phía Tây có núi Quảng Đại, dốc Tùng Lâm, vách Phật tổ. Phía Bắc có Long Đàm, Phật đối mặt. Tất cả gồm 13 cảnh quan trong đó Vịnh Đại Phật là thắng cảnh lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trong quần thể tượng khắc này.

tuong khac da dai tuc 5

Vịnh Đại Phật là một vách núi cong hình vó ngựa, dài khoảng 500m, rộng 15-30m với hơn 1 vạn pho tượng lớn nhỏ và tấm bia ghi lại lịch sử tạc tượng trên núi Bảo Đỉnh và lịch sử hình thành Phật giáo. Các pho tượng ở đây đều được chạm khắc trên vách núi với diện tích chạm khắc 3600m². Nghệ thuật chạm khắc ở đây rất tinh xảo, đề tài phản ánh trong các bức phù điêu rất phong phú, bố cục chặt chẽ, địa thế hoành tráng, cấu tứ nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc Phật giáo.

tuong khac da dai tuc 2

Trong cả quần thể tượng khắc đá Đại Túc có một pho tượng Quan Âm vô cùng đặc biệt. Pho tượng có 1007 cánh tay, được gọi là Thiên hạ kỳ quan. Thông thường, tượng Quan âm nghìn tay chỉ được khắc họa với 10 cánh tay tiêu biểu. Trong khi đó, pho tượng Quan Âm này lại được chạm khắc có đến 1007 cánh tay vô cùng độc đáo. Những thợ chạm khắc xưa kia đã tạc nên một bức tượng hơn nghìn tay với con số lẻ bởi họ muốn những người xem tin rằng Quan Âm có khả năng làm được mọi việc và có pháp thuật vô biên.

tuong khac da dai tuc 1

Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của pho tượng khổng lồ với dáng hình của Phật Quan âm đang nằm rất uy nghiêm với vẻ mặt vô cùng thư thái và thanh nhã. Ngoài ra, nơi đây còn có rất nhiều bức tượng với đủ các kiểu dáng mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, gần gũi với đời sống người dân.

Mặc dù đã hơn 800 năm trôi qua với nhiều cuộc chiến tranh song di sản văn hóa này vẫn là ánh sáng văn minh của một thời kỳ, là minh chứng cho sự khéo léo, tài ba của những người thợ thủ công cách đây gần nghìn năm.

Ngày nay, nơi đây thu hút hàng nghìn lượt du khách tìm đến tham quan và thực hiện các nghi thức tín ngưỡng tôn giáo. Họ đến với mong muốn thể hiện lòng sùng kính và khẩn cầu các vị thần thánh phù hộ cũng như ban bình an cho cuộc sống thường ngày của mình. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách hãy dành thời gian ghé thăm điểm đến nổi tiếng này nhé! 

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187

du lch m hoa k

test 3

hnh on

Tin Tức Mới Nhất