Slider

Theo sử sách Trung Quốc chép lại, Võ Tắc Thiên là một người đàn bà mạnh mẽ, tự coi mình là rồng chứ không phải là phượng. Bà lập cho mình hậu cung giống như các đấng quân vương trong lịch sử gọi là Khổng Hạc Phủ. Hậu cung của Võ Tắc Thiên dĩ nhiên không có nữ giới mà đều là đấng mày râu tướng mạo phi phàm khôi ngô tuấn tú, những văn nhân thanh cao học rộng tài cao. Tất cả đều có điểm chung là tranh giành sủng ái của Võ Tắc Thiên, vì thế mà ghen ghét đố kỵ lẫn nhau. Và để làm đẹp lòng người tình, tất nhiên không thể không sử dụng đến các thủ đoạn của riêng mình… Đây là những cảnh tượng chưa từng có và là duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy rất sủng ái những người được nạp vào hậu cung nhưng cũng không vì thế mà bà dung túng. Vì Võ Tắc Thiên bản tính quyết đoán, bạo tàn nên rất ít bá quan văn võ có ý kiến với bà về việc này. Nổi bật nhất trong đội ngũ mỹ nam hùng hậu của Võ Tắc thiên là hai huynh đệ Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông.

Trương Dịch Chi chính là người quản lý Khổng Hạc Phủ, giúp cho những mỹ nam ở hậu cung ngày càng được nữ hoàng sủng ái, hầu hạ chuyện phòng the và cả đàn hát. Cho đến năm 70 tuổi, nữ hoàng Võ Tắc Thiên vẫn ngày đêm lui đến Khổng Hạc Phủ, khiến các quan trong triều hết sức lo lắng. Họ lo ngại rằng nữ hoàng tuổi đã cao, nếu gặp chuyện chẳng lành thì đất nước sẽ rối loạn.

Và trong suốt triều đại nhà Võ Chu, chỉ có duy nhất một người đàn ông dám đứng lên can ngăn, phản bác lại quan điểm của nữ hoàng, tác động lớn đến Võ Tắc Thiên cũng như tương lai của đất nước.

Địch Nhân Kiệt - người duy nhất chi phối được Võ Tắc Thiên

Địch Nhân Kiệt (630 - 700), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là một quan lại của nhà Đường cũng như của triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông từng giữ chức tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì. Ông nổi tiếng bởi sự ngay thẳng chính trực và tài năng xuất chúng.

dich nhan kiet nguoi dan ong duoc vo tac thien sung ai nhat 1

Một lần, Võ Tắc Thiên cố ý muốn thử Địch Nhân Kiệt nên đã gọi ông đến và nói: "Thành tích của ngươi không tệ, tuy nhiên có người nói xấu ngươi trước mặt ta, ngươi có muốn biết người đó là ai không?".

Địch Nhân Kiệt nói: "Nếu như bệ hạ cho rằng thần sai ở chỗ nào thì thần đương nhiên sẽ thay đổi. Còn nếu như bệ hạ biết rõ thần không phạm sai lầm gì thì đó chính là may mắn của thần. Vì thế, ai nói xấu gì thần, thần cũng không muốn biết và cũng chẳng cần phải biết".

Ở thời điểm đó, trong triều nổ ra mâu thuẫn giữa các quan, Địch Nhân Kiệt bị tố có âm mưu làm phản, theo lý phải chịu tội chết. Nhưng trái ngược với tính cách hung bạo, Võ Tắc Thiên chỉ giáng ông xuống làm huyện lệnh..

Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên sau đó lại điều ông đi chống giặc Khiết Đan, giúp ông lập đại công để có cớ đưa trở lại triều.

Năm 698, hai cháu trai bên nhà ngoại của Võ Tắc Thiên là Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư nhiều lần phái người tới gặp và thuyết phục nữ hoàng cho mình làm thái tử, với lý do tiếp nối và củng cố dòng tộc nhà họ Võ. Trong lúc Võ Tắc Thiên còn phân vân, Địch Nhân Kiệt đã can thiệp và nói: "Nếu như bệ hạ lập con của mình làm thái tử thì ngàn vạn năm sau vẫn có thể được con cháu thờ phụng trong thái miếu, còn lập cháu ngoại làm thái tử thì từ xưa tới nay, chưa từng nghe có người cháu nào lên ngôi lại thờ phụng cô của mình trong thái miếu cả". Võ Tắc Thiên nghe xong cảm thấy rất khó chịu: "Đây là việc riêng của trẫm, khanh đừng có xen vào làm gì". Địch Nhân Kiệt vẫn muốn thuyết phục Võ Tắc Thiên bằng được, nói: "Người làm Hoàng đế bốn biển thiên hạ đều là nhà, vậy có việc gì không phải là việc nhà của bệ hạ! Thần là Tể tướng, việc đó làm sao lại không tham gia cho được?". Với thái độ cương quyết của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên về sau cũng phải miễn cưỡng đồng ý, cho triệu hồi Đường Trung Tông Lý Hiển về cung làm thái tử.

dich nhan kiet nguoi dan ong duoc vo tac thien sung ai nhat 2

Tin tưởng tể tướng Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên lại nhờ ông tiến cử người tài. Trước khi qua đời vào năm 700, Địch Nhân Kiệt đã tiến cử nhiều người tài, như: Trương Giản Chi, Hoàn Ngạn Phạm, Hổ Kính Huy, Đậu Hoài Trinh, Diêu Sùng, Tống Cảnh, Lý Nguyên Phương. Nổi bật nhất trong số này là Trương Giản Chi, người sau này trở thành tể tướng, phát động cuộc chính biến, đưa Đường Trung Tông Lý Hiển trở lại ngôi vua thay cho Võ Tắc Thiên. Các sử gia hiện đại từng hết lời ca ngợi vai trò của Địch Nhân Kiệt, nói ông chính là người đã gián tiếp khôi phục lại tông thất nhà Đường. Có người ca ngợi Địch Nhân Kiệt nói: "Những người tài năng trong thiên hạ đều là môn hạ của ngài cả!" Địch Nhân Kiệt nghe vậy cười nói: "Tôi tiến cử hiền tài là vì quốc gia chứ không phải là vì danh tiếng của bản thân mình".

Chiếm trọn tình cảm của Võ Tắc Thiên?

Các học giả Trung Quốc hiện đại đặt nghi vấn về mối tình bí mật giữa nữ hoàng Võ Tắc Thiên và tể tướng Địch Nhân Kiệt. Bởi sự tín nhiệm và lòng tin của nữ hoàng dành cho ông là duy nhất, không một vị đại thần nào sánh bằng.

Sử sách chép lại, Võ Tắc Thiên thường gọi Địch Nhân Kiệt là "quốc lão" mà không nhắc trực tiếp bằng tên. Nhiều lần Địch Nhân Kiệt còn tranh cãi tay đôi với nữ hoàng mà không lo bị mất đầu. 

Tương truyền, vì lý do tuổi đã cao, ông thường xuyên đề nghị được từ chức nhưng liên tục bị bà từ chối. Ngoài ra, mỗi lần diện kiến Võ Tắc Thiên, tể tướng nhà Võ Chu cũng không cần phải quỳ lạy. "Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau", cuốn Tư trị thông giám có chép lại lời nói của Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên cũng lệnh cho các tể tướng khác không được làm phiền ông nếu không có chuyện hệ trọng. Cũng trong năm này, bệnh cũ tái phát nên cuối cùng Địch Nhân Kiệt mất vào mùa thu. Võ Tắc Thiên khi đó đau lòng than khóc rằng: "Từ nay triều đường sẽ trở nên vắng vẻ! Ông trời vì sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta như vậy!". Ông được truy tặng chức Văn Xương hữu thừa, tước Văn Huệ công. Đường Trung Tông kế vị, truy tặng tước tư không. Đường Duệ Tông sau truy phong ông là Lương quốc công.

dich nhan kiet nguoi dan ong duoc vo tac thien sung ai nhat 3

Việc Võ Tắc Thiên sủng tín một vị đại thần như vậy khiến trong dân gian có người đồn đại rằng, nguyên nhân nữ hoàng họ Võ sủng ái Địch Nhân Kiệt đến như vậy là vì Võ Tắc Thiên đã yêu thầm Địch Nhân Kiệt. Người ta nói rằng, Địch Nhân Kiệt không chỉ có tài kinh bang tế thế mà còn là một người đàn ông rất điển trai, chính vì thế, Võ Tắc Thiên đã yêu thầm vị tể tướng họ Địch.

Tuy nhiên, dù Võ Tắc Thiên nhiều lần công khai hay ngấm ngầm bày tỏ tình cảm của mình, song đều bị Địch Nhân Kiệt cự tuyệt. Mặc dù vậy, cả đời Võ Tắc Thiên vẫn dành tình cảm cho Địch Nhân Kiệt. Do đó, Địch Nhân Kiệt mới có thể hai lần ngồi lên chiếc ghế Tể tướng. Địch Nhân Kiệt với khả năng phá án và tài năng của một Tể tướng là nhân vật có thực trong lịch sử.

Còn chuyện tình giữa Võ Tắc Thiên và Địch Nhật Kiệt có thực hay không thì cho tới nay không cuốn chính sử nào có thể chứng minh được. Thế nhưng, điều đó cũng không có nghĩa nó không thể không có thực.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187

du lch m hoa k

test 3

hnh on

Tin Tức Mới Nhất