Slider

Hang đá Vân Cương (Yungang Grottoes, chữ Hán: 云冈石窟 yúngāng shíkū, âm Hán Việt: Vân Cương thạch quật) nằm ở phía Nam chân núi Vũ Châu cách thành phố Đại Đồng - tỉnh Sơn Tây 16 km về phía Tây.

hang da van cuong 3

 

Hang đá này được bắt đầu đục khắc vào năm thứ hai thời Bắc Ngụy (năm 453) và được hoàn thành vào năm 494. Khi triều đình nhà Ngụy rời đô đến Lạc Dương, công trình tạc tượng kéo dài cho mãi đến giữa những năm Chính Quan (520-525) mới hoàn thành. Hang đá được đục tác men theo sườn núi, dài khoảng 1km từ Đông sang Tây, rộng khoảng 400km2, với cách tạc phong phú và sắc nét, hoành tráng. Công trình vĩ đại này do hoà thượng Đàm Diệu điều khiển.

hang da van cuong 6

Cho đến nay tại Vân Cương còn lại 45 động chính, 252 động nhỏ với 51.000 pho tượng đá. Trong đó pho tượng cao nhất có chiều cao 17m, tượng nhỏ nhất chỉ có chưa đến 10cm. Các pho tượng Bồ Tát, lực sĩ, phi thiên đều rất sinh động và hoạt bát. 

Toàn bộ quần thể này chia thành 3 phần: Đông, Trung và Tây, trong động có các khám thờ Phật được tạc dày như tổ ong. Phần phía Đông chủ yếu là các tháp, nên còn gọi là động tháp. Các động ở giữa, mỗi động đều phân thành hai gian trước - sau, ở giữa là Phật tổ, vách động và đỉnh động đều dày đặc các bức phù điêu. Phía Tây chủ yếu là các động nhỏ, đa phần là tác phẩm sau khi Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay).

hang da van cuong 1

Nếu như toàn bộ các tượng trong quần thể động Vân Cương đều được tạc ở trong lòng núi, thì riêng động thứ 20 lại là "động" lộ thiên, ở giữa là tượng Thích Ca ngồi, cao 13,7m. Tượng có khuôn mặt tròn trịa đẫy đà, bờ vai to rộng, tạo hình hùng vĩ, dưới ánh mặt trời phía Tây rọi lại càng tăng vẻ thâm trầm, được coi là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc động Vân Cương.

Điêu khắc ở động Vân Cương bên cạnh sự kế tục và phát triển nghệ thuật điêu khắc truyền thống của thời kỳ Tần-Hán, còn tiếp thu và hoà hợp tinh hoa nghệ thuật của Phật giáo, tạo nên một phong cách độc đáo. Phong cách đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nghệ thuật của thời kỳ Tuỳ-Đường sau này, nó chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc, đồng thời là một minh chứng cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và các nước Châu Á khác.

hang da van cuong 4

Cách tạo hình và tạc tượng đá của Vân Cương rất hùng vĩ và phong phú về kiểu dáng, nội dung. Đây là công trình nghệ thuật khắc đá hàng đầu vào thời kỳ đó của Trung Quốc. Dựa vào thời gian khai quật có thể chia làm ba giai đoạn khác nhau là thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và thời kỳ cuối. Bởi được sáng tác vào các thời kỳ khác nhau nên hình dáng các bức tượng cũng khác nhau. Hang Đàn Diệu được tạc vào thời kỳ đầu có phong cách mộc mạc của khu vực miền Tây. Những tượng đá, hang đá được tạc vào thời kỳ giữa lại nổi tiếng bởi đường nét tỷ mỷ, cách tạo hình phức tạp và sang trọng của trang phục các bức tượng. Vào thời kỳ sau, quy mô hang được tạc nhỏ hơn, song các tượng đá trong hang lại tinh xảo hơn vơi tỷ lệ người cân đối, gương mặt gầy guộc thanh tú. Ngoài ra trong hang đá còn giữ lại các pho tượng có hình dáng đang múa hát, đánh đàn... những pho tượng này cũng thể hiện tư tưởng Phật Giáo và phản ánh đời sống xã hội thời Bắc Ngụy.

Các tượng Phật trong hang đá Vân Cương đã ghi lại vết tích lịch sử của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, Trung Á phát triển thành nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc. Nhiều phong các tạo hình trong hang đá Vân Cương đã có sự học hỏi và hòa nhập rồi dần dần chuyển thành một nét tạo hình riêng biệt, là một bước ngoặt của phong các tạc tượng cũng như nghệ thuật Phật giáo của Trung Quốc. Các tượng Phật trong hang Mạc Cao và hang Long Môn đều chịu ảnh hưởng của phong cách hang Vân Cương.

hang da van cuong 5

Quần thể hang Vân Cương là sự khởi đầu của nghệ thuật hang đá Trung Quốc. Hang đá Vân Cương ở thời kỳ giữa còn xuất hiện những điêu khắc về kiến trúc của các cung điện. Trên cơ sở các kiến trúc này đã phát triển thành nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mang phong cách Phật giáo rất đặc trưng của Trung Hoa.

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, điêu khắc phong phú, hang đá Vân Cương còn là cơ sở để nghiên cứu và tìm hiều về văn hóa, lịch sử Phật giáo của Trung Quốc cũng như khu vực Châu Á. Vào năm 2001, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Hang đá Vân Cương là Di sản văn hóa thế giới.

Thành phố Đại Đồng cách thủ đô Bắc Kinh gần 400km về phía Bắc. Giao thông thuận tiện, giá cả phù hợp nên động Vân Cương là một điểm du lịch khó có thể thiếu trong danh sách các địa điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Du khách có thể đăng ký tour đi Đại Đồng ở tất cả các công ty du lịch tại Bắc Kinh. Thông thường các công ty du lịch tổ chức một tour đi Sơn Tây 4 ngày bao gồm: động Vân Cương, Ngũ Hành Sơn, thành cổ Bình Dao, Kiều gia đại viện giá khoảng 800 NDT (tức khoảng 1,6 triệu VNĐ). Nếu tự đi du khách có thể mua vé tàu từ Bắc Kinh, giá ghế ngồi cứng là 31 NDT.

Sau hơn 6 giờ đồng hồ du khách đã đặt chân lên thành phố Đại Đồng. Thành phố này không lớn nhưng có khá nhiều nhà nghỉ, khách sạn cho du khách lựa chọn. Chỉ cần khoảng 70 NDT/người là du khách đã có thể tìm cho mình một chỗ nghỉ khá an toàn, sạch sẽ. Từ thành phố Đại Đồng có tuyến xe buýt đi Vân Cương, giá 2 NDT/người/lượt. Vé vào cửa là 60 NDT.

Một buổi sáng đủ cho du khách đi, về và thăm động Vân Cương. Quay về thành phố Đại Đồng tham quan Cửu Long Bích (bức tường có 9 con rồng) lớn nhất Trung Quốc. Nếu chỉ du lịch thành phố Đại Đồng, chỉ cần 2 ngày là du khách có đủ thời gian tham quan.

Với địa điểm du lịch hang đá Vân Cương và hành trình khám phá trên đây đã đủ sức hấp dẫn du khách chưa? Vậy còn chần chờ gì nữa, du khách hãy đặt ngay cho mình một tour Trung Quốc của Viet Viet Tourism để có những trải nghiệm thú vị nhé! 

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187

du lch m hoa k

test 3

hnh on

Tin Tức Mới Nhất