Đức Thắng Môn là một cửa ngõ quan trọng về phía Nam của thủ đô Bắc Kinh. Ngoài cái tên Đức Thắng Môn, nơi này còn có nhiều tên gọi khác nữa như Đắc Thắng Môn hay Phong Thủy. Theo quan niệm tương truyền, đây là cửa trị an dẹp loạn và có thần thú trông coi, giúp thu hút tài lộc về cho thủ đô. Mỗi lần quốc gia có việc gì quan trọng, các lãnh đạo thường đi ra theo lối cổng này với một niềm tin vững chắc sẽ thành công.
Bước vào trong trong Đức Thắng Môn là hai cầu thang dẫn lên tường thành. Cầu thang bên phải có 52 bậc thang dùng để đi lên. Cầu thang bên trái dùng để đi xuống với 51 bậc thang. Vào ngày xưa, khi vua chúa đem quân chinh phạt luôn chọn Đức Thắng Môn làm lối đi ra. Vào năm 1911, nhà Thanh sụp đổ, các cổng thành của ngoại thành dần bị phá bỏ nhằm mục đích xây dựng, phát triển đất nước. Ngày nay chỉ còn lại hai cổng duy nhất đó là Đức Thắng Môn ở phía nam và Thiên An Môn ở phía bắc.
Bên trên Đức Thắng Môn, du khách sẽ bắt gặp một tòa nhà cao lớn được thiết kế có nhiều ô vuông nhỏ. Đây chính là vị trí để những chiến sỹ thời xưa có thể bắn sung hay mũi tên ra ngoài khi phát hiện những kẻ làm loạn hoặc để chiến đấu với quân xâm lược. Trên đó, còn có một khẩu súng thần công rất lớn, thể hiện thế mạnh của quân đội thời bấy giờ, tuy nhiên giờ nó không sử dụng được nữa.
Theo như văn hóa của người Trung Quốc, họ rất xem trọng vấn đề phong thủy, tâm linh, nên Đức Thắng Môn còn tồn tại vì nó nằm đúng điểm quan trọng trong phong thủy và nó có giữ một trong những con Thần Thú quan trọng của người Trung Quốc chính là Tì Hưu. Nói về Tì Hưu, đây là một trong ba thần thú của người Trung Quốc. Nó là một trong chín con của Rồng, có miệng rộng, có cánh, có sừng và không có hậu môn, tương đối to khoảng bằng một con cọp con. Theo lời giải thích của người Trung Quốc, Tì Hưu có sừng là để bảo vệ chủ, có miệng rộng là để gom tiền tài vào người, không có hậu môn là để tiền tài không có chỗ thoát ra, có cánh là để cho chủ mau thăng quan tiến chức. Với ý nghĩa như vậy, người dân Trung Quốc không phép du khách sờ vào và chụp ảnh, sợ mất thiêng mà chỉ cho chiêm ngưỡng và thỉnh về để cầu tài.
Ở gian phòng bên cạnh là có các con Tì Hưu cho du khách thỉnh về để cầu tài. Muốn cho con Tì Hưu linh nghiệm thì con Tì Hưu phải hội đủ bốn yếu tố: Thứ nhất là phải làm từ Đức Thắng Môn theo đúng kích thước phong thủy đo bằng thước Lỗ Ban. Thứ hai là phải làm bằng ngọc thật, các chất liệu khác không linh nghiệm. Thứ ba là phải để trong chùa 49 ngày sau đó (thứ tư) là đem trở lại Đức Thắng Môn để thầy địa lý viết chữ vào bụng nó. Sau đủ bốn điều kiện trên thì con Tì Hưu trở thành linh nghiệm có thể thỉnh về cầu tài. Du khách hoàn toàn có thể đem một con Tì Hưu về làm quà cũng như cầu tài, tùy vào cỡ và chất liệu ngọc mà giá của nó khoảng từ 300 nghìn đồng đến 3 triệu đồng.
Đặt chân đến Trung Quốc và tham quan Đức Thắng Môn chắc chắn sẽ đem lại cho du khách nhiều ấn tượng. Du khách hãy liên hệ với Viet Viet Tourism và đặt ngay cho mình một tour Trung Quốc để có nhiều trải nghiệm tuyệt vời nhé!