I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ THỪA ĐỨC
Thừa Đức là một địa cấp thị của tỉnh Hà Bắc. Tổng diện tích của Thừa Đức là 39.519 km2. Dân số toàn địa cấp thị là 3.610.000 người nhưng dân số khu vực thành thị là 457.300 người (tại thời điểm năm 2004).
Địa cấp thị Thừa Đức quản lý các đơn vị cấp huyện sau:
- Các quận nội thành: Song Kiều, Song Loan, Khu quặng Ưng Thủ Doanh Tử.
- Các huyện: Hưng Long, Bình Tuyền, Loan Bình, Long Hóa, Thừa Đức, Huyện tự trị dân tộc Mãn Phong Ninh, Huyện tự trị dân tộc Mãn Khoan Thành, Huyện tự trị dân tộc Mãn, Mông Cổ Vi Trường.
Khi đang vi hành thị sát Thừa Đức năm 1703, Vua Khang Hy đã say đắm với cảnh quan của Thừa Đức và thiết lập một trường săn nhỏ tại đây, dần dần phát triển thành Tỵ Thử Sơn Trang. Nhiệt Hà (tên gọi trước kia của Thừa Đức) ngày càng được ưa thích và các vua chúa đến đây thường xuyên hơn, đôi khi ở lại tới vài tháng một năm.
Ngoài ra, đây còn là nơi để các vị hoàng đế tiếp đãi sứ thần các nước, tạo mối liên kết với các dân tộc trong lãnh thổ Trung Hoa như người Mông Cổ, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Châu Âu… Thời hoàng kim của Tỵ Thử Sơn Trang là dưới thời vua Càn Long (1735 - 1796) khi ông cho xây dựng nhiều chùa chiền, đền miếu để phát dương đạo Phật.
Đáng tiếc, vào năm 1861, cái chết của vua Hàm Phong đã khiến phong thủy của Thừa Đức cũng như sơn trang bị ảnh hưởng, các vua chúa sau này cũng không còn trọng dụng nơi đây nữa.
II. NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN NỔI TIẾNG Ở THỪA ĐỨC
1. Tỵ Thử Sơn Trang
Tỵ Thử Sơn Trang là một lâm viên danh tiếng dành cho hoàng tộc Trung Hoa. Tên ban đầu của sơn trang là Hành Cung Nhiệt Hà hay còn gọi là Thừa Đức Ly Cung (cung điện dành cho vua nghỉ ngơi). Sơn trang được xây dựng từ năm 1703 đến 1792, trải dài 89 năm với ba đời vua: Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
Sơn Trang còn là nơi vua cùng quan lại hội ý việc nước, nên có thể gọi là một trung tâm chính trị thứ hai. Quần thể kiến trúc tôn giáo trong Sơn Trang quy tụ các dòng nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Mãn, Hán, Mông, Tạng rất đặc sắc.
Tỵ Thử Sơn Trang rộng 564 hecta được bao bọc bởi vòng tường thành bằng đá dài 10 km, cao từ 2,5 - 6 m tuỳ theo địa hình, gồm hai khu: cung điện và khu ngự uyển
- Khu cung điện nằm ở phía Nam, bố trí đăng đối, nghiêm cẩn, phong cách thiên về mộc mạc, hiện có thu thập và trưng bày hơn 20.000 hiện vật liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của hoàng đế.
- Khu ngự uyển thì phân làm 3 khu: khu hồ ao phía Đông Nam, khu núi rừng phía Tây Bắc và khu thảo nguyên phía Đông Bắc.
Với địa hình hết sức đa dạng, phong phú, Tỵ Thử Sơn Trang được xem là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Trung Quốc.
2. Quan Đế miếu
Quan Đế miếu đã được trùng tu rất nhiều kể từ thời Ung Chính đến nay. Trong nhiều năm, chùa từng là nơi cư trú của các Phật tử với trang phục áo trùm, quần dài, cột tóc.
3. Ngoại Bát Miếu
Nằm ở phía Đông Bắc của Tỵ Thử Sơn Trang là khu Ngoại Bát Miếu có nghĩa là 8 ngôi chùa lớn (thực ra có đến 12 toà miếu) được xây trong thời Khang Hy và Càn Long. Nhưng theo quy định của “Nhiệt Hà viên đình tắc lệ” thì “Ba khu miếu tự là La Hán Đường, Quảng An Tự, Phổ Lạc Tự không thiết đặt Lạt Ma trụ trì. Phổ Hựu Tự thì cho thuộc vào Phổ Ninh Tự. 8 khu miếu còn lại có Lạt Ma (tức Hoà thượng) do triều đình cử đến, hàng tháng được cấp ngân lượng”. Nghĩa là chỉ có 8 miếu tự chính thức có bổ nhiệm chức Lạt Ma trụ trì. Danh xưng “Ngoại Bát miếu” cũng từ đó mà ra, sau này trở thành từ chỉ chung các khu miếu tự bên ngoài sơn trang.
Tám ngôi chùa ở khu Ngoại Bát Miếu vây quanh Sơn Trang như 8 vì tinh tú vây lấy mặt trăng - biểu tượng cho sự đoàn kết và mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trong lãnh thổ Trung Hoa. Các ngôi chùa lộng lẫy có sự kết hợp giữa lối kiến trúc của người Hán và người Tây Tạng.
Chùa Phổ Đà Thừa Chi
Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1767-1771 để mừng thọ vua Càn Long.
Phần chính của chùa Phổ Đà là những tòa kiến trúc nằm kề nhau có màu đỏ và trắng, rất giống với kiến trúc của Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. Chùa Phổ Đà Thừa Chi là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên rộng 220.000 m2, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc của người Hán và người Tây Tạng. Cổng vào ngôi chùa là một tòa tháp theo kiến trúc Tây Tạng, được xây bằng gạch trắng có 3 cửa vào hình cung với phần mái theo kiến trúc của người Trung Hoa. Trước cửa là một cặp sư tử đá đặt ngồi. Bên trong cổng vào là một ngôi đình có 3 tấm bia bằng đá khắc thủ bút của vua Càn Long. Một trong ba tấm bia ghi lại lý do và tiến trình của việc xây ngôi chùa. Phía Bắc của ngôi đình là một tháp màu trắng, được xây theo lối kiến trúc của người Tây Tạng, có 5 tháp nhỏ Lama trên đỉnh với 5 màu: đen, trắng, vàng, xanh và đỏ - đại diện cho 5 giáo phái khác nhau.
Phần chính của chùa Phổ Đà Thừa Chi là những tòa kiến trúc nằm kề nhau có màu đỏ và trắng. Tòa tháp lớn với những bức tường đỏ nằm ở giữa gọi là “tháp đỏ”, “tháp trắng” với các bức tường màu trắng nằm ở phía Tây và Đông. Tòa tháp đỏ gồm 5 tầng, nằm ở phần cuối và cao nhất trong quần thể kiến trúc này trông rất hùng vĩ. Trước tòa tháp đỏ có 6 hốc tường đặt 6 bức tượng Phật. Bên trong tòa tháp, bốn bức tường của mỗi tầng đều có những hốc tường nhỏ đặt những bức tượng Phật bằng gỗ mạ vàng. Có hơn 1.000 bức tượng Phật lớn nhỏ đặt trong các hốc tường. Những tòa tháp trắng thường là nơi ở của các vị sư sãi. Không chỉ là nơi thờ cúng Phật và tổ chức lễ hội, chùa Phổ Đà Thừa Chi còn là nơi các hoàng đế tổ chức các buổi gặp gỡ với các sứ thần. Chùa trưng bày rất nhiều đồ tạo tác như tượng, đồ vật bằng gốm sứ, các vật tôn giáo của người Tây Tạng... Ngày nay, chùa Phổ Đà Thừa Chi là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa chính của người dân địa phương.
Chùa Phổ Ninh
Chùa Phổ Ninh được xây dựng vào năm 1175 phỏng theo kiến trúc của Tây Tạng kết hợp Trung Hoa, Ấn Độ. Ngôi chùa này nổi tiếng với bức tượng Phật nghìn tay, nghìn mắt chạm khắc bằng gỗ tùng, bách, linh sam… cao lớn nhất thế giới. Tượng Phật cao hơn 22 m, nặng 110 tấn. Phòng ốc trong chùa được sắp xếp theo kiểu mẫu Phật giáo điển hình với Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện.
Nghiễm Duyên Tự
Chùa Nghiễm Duyên đang được trùng tu vì vậy ban quản lý ngăn cấm du khách từ bên ngoài. Các ô cửa của ngôi chùa bị chặn lại nên khó có thể quan sát được bên trong. Ngôi chùa nằm cách chùa Phổ Ninh vài trăm mét về phía Đông Nam. Để tới chùa này, du khách đi về phía Bắc Puning Lu, rẽ phải ở chùa Phổ Ninh và đi khoảng 300 m là tới.
Chùa Putuozongcheng
Putuozongcheng theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là “cung điện Polata”, vì được xây dựng phỏng theo cung điện Polata ở Tây Tạng. Cổng vào ngôi chùa là một tòa tháp theo kiến trúc Tây Tạng, được xây bằng gạch trắng có 3 cửa vào hình cung với phần mái theo kiến trúc của người Trung Hoa. Trước cửa là một cặp sư tử đá đặt ngồi. Bên trong cổng vào là một ngôi đình có 3 tấm bia bằng đá khắc thủ bút của vua Càn Long.
Phần chính của chùa Putuo Zongcheng là những tòa kiến trúc nằm kề nhau có màu đỏ và trắng. Tòa tháp lớn với những bức tường đỏ nằm ở giữa gọi là “tháp đỏ”, “tháp trắng” với các bức tường màu trắng nằm ở phía Tây và Đông. Tòa tháp đỏ gồm 5 tầng, nằm ở phần cuối và cao nhất trong quần thể kiến trúc này trông rất hùng vĩ. Trước tòa tháp đỏ có 6 hốc tường đặt 6 bức tượng Phật.
Bên trong tòa tháp, bốn bức tường của mỗi tầng đều có những hốc tường nhỏ đặt những bức tượng Phật bằng gỗ mạ vàng. Có hơn 1.000 bức tượng Phật lớn nhỏ đặt trong các hốc tường. Những tòa tháp trắng thường là nơi ở của các vị sư sãi. Không chỉ là nơi thờ cúng Phật và tổ chức lễ hội, chùa Putuo Zongcheng còn là nơi các hoàng đế tổ chức các buổi gặp gỡ với các sứ thần. Chùa trưng bày rất nhiều đồ tạo tác như tượng, đồ vật bằng gốm sứ, các vật tôn giáo của người Tây Tạng…
Di Đà Phúc Thọ miếu
Đây là ngôi chùa dùng để tôn vinh những cống hiến của vị phật sống Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 6, người đã từng ở đây năm 1781.
Ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn dựa theo lối kiến trúc của người Lạt Ma ở Tashihunpo, Shigatse, Tây Tạng. Đặc biệt, phần đỉnh miếu được trang trí bằng 8 con rồng lớn (mỗi con nặng hơn 1000 kg) tô điểm cho mái nhà chính.
Phổ Lạc Tự
Ngôi chùa này được xây năm 1776 để các bộ lạc thiểu số có thể tới đây cúng bái (như người Kazakh). Phía sau ngôi đền là một tế đàn gồm nhiều vòng tròn đồng tâm, gợi lại thắng cảnh Viên Khâu Đàm của Thiên Đàn ở Bắc Kinh. Bên trong chùa là một đóa mạn đà la bằng gỗ rất lớn (theo đạo Hindu và đạo Phật, mạn đà la tượng trưng cho vũ trụ).
Đi bộ khoảng 30 m từ Phổ Lạc tự, du khách sẽ tới Khánh Chùy Phong, đây là một tảng đá khổng lồ hình dáng độc đáo có thể quan sát được từ khoảng cách vài dặm. Để lên tới Khánh Chùy Phong, du khách có thể leo núi hoặc sử dụng cáp treo.
Phổ Nhân Tự
Được xây từ năm 1713, đây là ngôi chùa đầu tiên ở Thừa Đức nhưng không mở cửa tham quan.
Thù Tượng Tự
Được bao quanh bởi bức tường thấp màu đỏ với các phòng ốc nằm phía sau đồi, sư tử đá canh gác bên ngoài, Thù Tượng Tự dường như đã bị đóng cửa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KHÁC KHI GHÉ THĂM THỪA ĐỨC
Phía Tây sông Wulie có đường đi bộ với nhiều bóng mát. Người bản xứ thường tụ tập trên con đường này để hát hò nhảy múa vào thời điểm chập tối. Ngoài ra, nếu muốn bơi, du khách có thể tới bể bơi ngoài trời ở Wulie Lu với mức phí 30¥.
IV. ẨM THỰC THỪA ĐỨC
Thừa Đức nổi tiếng với các món ăn dân dã, đặc biệt là món thịt nai và gà lôi. Đây là các món ăn tượng trưng cho thời kỳ hoàng kim của khu vực săn bắn hoàng gia nhưng hiện tại không còn thấy trên thực đơn nữa.
Vào những đêm hè, du khách hãy hòa mình cùng người bản xứ tới Shaanxiuing Jie để tham quan chợ đêm và thưởng thức những món ăn đặc sắc như thịt xiên, thịt nướng. Nếu muốn uống bia, du khách có thể tới Tsingdao Beer Garden hoặc một số quán bia nhỏ hơn dọc bờ sông Wulie.
Nếu có dịp du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism, du khách đừng bỏ qua địa danh Thừa Đức tuyệt vời này nhé! Chắc chắn du khách sẽ có được một chuyến đi thú vị và vui vẻ!