Slider

Nằm giữa vùng đồi núi hiểm trở của tỉnh Giang Tây, hồ Bà Dương là hồ nước ngọt có lẽ có diện tích bề mặt rộng nhất Trung Quốc, với chiều dài theo chiều nam -bắc đạt 173 km, chiều rộng tối đa theo hướng đông - tây đạt 74 km, bình quân rộng 16,9 km, chu vi bờ hồ đạt 1.200 km, diện tích mặt nước đạt 3.283 km² (khi mực nước đạt cao độ 21,71 m) và thể tích nước đạt 27,6 km³, mực nước sâu trung bình 8,4 m, tối đa đạt 25,1 m nhưng khi vào mùa khô diện tích mặt hồ rút xuống chỉ còn khoảng dưới 1.000 km² còn khi mùa mưa tới thì diện tích mặt hồ có thể tăng lên tới trên 4.000 km². Hồ Bà Dương thông ra sông Dương Tử (Trường Giang).

ho ba duong 3

Hồ có thể chia ra thành 2 phần bắc và nam. Phần phía bắc hẹp, dài và sâu với chiều dài đạt 40 km, chiều rộng tối đa đạt 2,8 km, là đường dẫn nước từ khu hồ chính phía nam ra sông Dương Tử. Phần phía nam là phần hồ chính, rộng và nông. Chiều dài tối đa đạt 174 km, chiều rộng tối đa đạt 74 km.

ho ba duong 1

Hồ Bà Dương là nơi sinh sống của các loại chim di cư và là một nơi đến tham quan ưa thích cho những ai ưa thích các loài này. Trong mùa đông, đây là nơi sinh sống của sếu trắng (Grus leucogeranus), tới 90% quần thể loài này trú đông tại đây. Đây cũng là môi trường sống của loài cá heo nước ngọt rất hiếm, có tên gọi là jiangzhu.

Ngoài sự đa dạng sinh học phong phú, hồ Bà Dương có một lịch sử trải dài hàng thế kỷ từ năm 400 sau Công nguyên. Theo dòng lịch sử, hồ Bà Dương từng được gọi là Bành Lễ trạch (tức đầm Bành Lễ) hay đầm Bành hoặc hồ Quan Đình, nhưng trên thực tế chúng có lẽ không phải là một.

Trước thời kỳ nhà Hán, sông Dương Tử chảy lệch nhiều hơn về phía bắc. Đầm Bành Lễ cổ đại là khu vực tương ứng với ngày nay là khu vực bao quanh bởi các hồ như hồ Long Cảm, hồ Đại Quan, hồ Bạc và các hồ xung quanh trong tỉnh An Huy ở phía tây, hồ Nguyên trong tỉnh Hồ Bắc ở phía đông đều ở phía bắc sông Dương Tử ngày nay. Khi đó đoạn sông cổ của Cám giang chảy vào sông Dương Tử tại Hồ Khẩu và vị trí ngày nay là hồ Bà Dương chỉ là một hồ nhỏ. Đến thời kỳ Hán-Tấn thì hồ thông ra sông Dương Tử qua Anh Tử khẩu (nay thuộc địa phận huyện Tinh Tử) còn sông Cám đổ nước vào đầm Bành Lễ tại Giao Hối khẩu. Từ Anh Tử khẩu tới Hồ Khẩu là một dải đất hẹp và khu vực ngày nay thuộc hồ Bà Dương khi đó là một vùng bình nguyên dọc theo sông Cám. Do bên cạnh Anh Tử khẩu có miếu Cung Đình nên hồ Bà Dương cổ và nhỏ khi đó còn gọi là hồ Cung Đình. Cuối thời kỳ Tây Hán, sông Dương Tử đổi dòng chảy về phía nam nhiều hơn làm cho thủy vực của đầm Bành Lễ cổ đại bị phân li khỏi sông Dương Tử và nó bị khô dần đi, biến thành hệ thống các hồ như ngày nay ở phía bắc sông Dương Tử. Vào khoảng năm 400, sông Dương Tử đã chảy nhiều hơn về phía nam đến mức làm cho nước sông Cám bị ứ lại và tạo thành hồ Bà Dương ngày nay. Tuy nhiên, do Ban Cố chép tại Hán thư như nói trên nên ngày nay người ta coi hồ Bà Dương chính là sự biến hóa của đầm Bành Lễ cổ đại. Do tên gọi đầm Bành Lễ có sự biến đổi như vậy nên trong giới học giả Trung Hoa không có sự thống nhất về việc đầm Bành Trạch có phải là hồ Bà Dương ngày nay hay không. Căn cứ theo Vũ Cống trong kinh Thượng Thư thì đầm Bành Lễ cổ đại là khu vực thuộc phía bắc sông Dương Tử ngày nay, nhưng theo Ban Cố sau này thì đầm Bành Lễ bao quát cả hai bờ nam-bắc của Dương Tử vì thế cũng có thể coi hồ Bà Dương ngày nay là đầm Bành Lễ cổ biến hóa thành.

dao 1000 nam tuoi xuat hien giua long ho can nuoc 4

Sự ứ đọng nước sông Cám đã làm ngập lụt các huyện Bà Dương và Hải Hôn, buộc dân cư phải di cư hàng loạt tới trấn Ngô Thành trong khu vực ngày nay là huyện Vĩnh Tu. Ngô Thành vì thế trở thành một trong các trấn cổ nhất của tỉnh Giang Tây. Sự di dân bắt buộc này là nguồn gốc của thành ngữ "淹了海昏縣, 出了吳城鎮" nghĩa là "huyện Hải Hôn ngập xuống, xuất hiện trấn Ngô Thành".

Hồ Bà Dương đạt kích thước lớn nhất của nó trong thời nhà Đường, khi diện tích bề mặt của nó đạt tới 6.000 km².

SỰ MẤT TÍCH BÍ ẨN CỦA CÁC TÀU THUYỀN

Năm 1363, hồ Bà Dương đã trở thành chiến trường lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc khi các đội quân lớn của triều đại nhà Minh và Hán đụng độ tại đây. Trận chiến dữ dội này cũng đánh dấu lần đầu tiên các lực lượng hải quân sử dụng các phát minh quân sự như pháo đài lắp trên tàu chiến, tàu tháp cao và súng thần công.

Sự kiện lịch sử bạo lực này đã kéo theo nhiều bí ẩn bao quanh vùng hồ Bà Dương, được giới thám hiểm gọi là "Tam giác quỷ Bermuda" của phương Đông, “Vùng nước Chết” hoặc “Vùng đất linh hồn”.

Một trong những sự biến mất kỳ lạ nhất xảy ra trong Thế chiến II, khi Nhật Bản đã hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ Trung Quốc. Vào ngày 16/4/1945, tàu chở hàng Kobe Maru khổng lồ 2.000 tấn của Nhật Bản cùng 200 binh sĩ đã mất tích không để lại dấu vết. Hải quân Nhật Bản đã cử bảy thợ lặn chuyên nghiệp để tìm cách trục vớt các tài sản giá trị trên tàu nhưng chỉ một người sống sót trở về. Người thợ lặn này sau đó không thể tiết lộ bất cứ điều gì và sống phần đời còn lại trong tình trạng điên loạn.

ho ba duong 2

Khi chiến tranh kết thúc, Chính phủ Trung Quốc một lần nữa cố gắng cứu vớt con tàu, hy vọng tìm lại được một số đồ cổ và di vật quý giá. Chuyên gia cứu hộ người Mỹ Edward Boer với đầy đủ các thiết bị hiện đại đã không tìm được bất cứ một dấu hiệu nào của con tàu dù mực nước hồ không còn quá sâu.

Trong hồi ký gửi tới Liên Hợp Quốc, Boer tiết lộ khi ông đang lặn cùng các thủy thủ thì cả đoàn người đã bị cuốn vào một luồng sáng với nhiều tiếng thì thầm không rõ nguyên nhân. Ông cũng là người duy nhất sống sót trong đoàn thợ lặn chuyên nghiệp.

Sự biến mất của con tàu Kobe Maru và các thợ lặn sau đó chỉ là khởi đầu. Hồ Bà Dương đã "nuốt chửng" vô số tàu đánh cá, du thuyền, tàu chở hàng và tàu quân sự.

Trong giai đoạn 1960 đến thập niên 1980, một du thuyền chở 1.600 khách biến mất không một manh mối. Chỉ trong một ngày 3/8/1985, tổng cộng 13 tàu đánh cá cũng mất tích một cách bí ẩn. Những nhân chứng hiếm hoi sống sót không bao giờ tiết lộ thêm được bất cứ điều gì và thường trở nên điên loạn.

Ngày nay, đây vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Năm 2001, một tàu chở cát lớn đột nhiên bị sóng lớn đánh chìm không để lại dấu vết. Vào tháng 3/2010, một chiếc tàu khổng lồ 1.000 tấn với hệ thống định vị hiện đại cũng không bao giờ xuất hiện một lần nữa dù mực nước hồ khi đó chỉ còn khoảng 8,4 m.

Không chỉ các con tàu, những công trình kiến trúc tại đây cũng mất tích hết sức bí ẩn. Năm 1977, ba đập nước với chiều dài lớn nhất là 6 km, rộng 50 m và cao 20m hoàn toàn vỡ vụn không để lại dấu vết. Thêm vào những bí ẩn này là vô số báo cáo về sóng thủy triều bất ngờ, những xoáy nước kỳ lạ, ánh sáng dưới nước, UFO, những trận sấm sét dữ dội và những bóng đen bí ẩn về đêm.

dao 1000 nam tuoi xuat hien giua long ho can nuoc 2

"PHONG TÀ"

Cách đây không lâu, một phóng viên tờ Giang Tây Nhật báo (Jiangxi Daily) cùng một số nhà khoa học đã đến vùng nước gần Đền Lão gia. Khi đứng bên trong ngôi đền, anh cảm nhận được luồng gió thổi từ hướng Nam sang hướng Bắc. Nhưng khi nhìn xuống mặt nước, các gợn sóng nước lại cho thấy có gió thổi từ hướng Bắc về hướng Nam. Dường như gió đang đồng thời thổi theo cả hai hướng ngược chiều.

Ngoài ra, khi gió thổi, các gợn sóng nước trên mặt hồ không di chuyển theo đường thẳng, mà theo hình chữ “V” lộn ngược. Những cơn gió và gợn sóng nước kỳ lạ đã gây khó khăn cho các ngư dân trong việc đoán định hướng gió.

NHỮNG GIẢ THUYẾT LY KỲ

Đã có rất nhiều giả thuyết về hồ Bà Dương, từ hợp lý cho đến vô lý, từ khoa học đến tâm linh. Một ý tưởng phổ biến nhất là sự hình thành các bức tường cát nuốt chửng mọi thứ. Các tàu có thể bị rơi trực tiếp vào vũng cát hoặc bị ảnh hưởng bởi các xoáy nước. Tuy nhiên, giả thiết này không giải thích được bí ẩn về các xác tàu đắm và những người mất tích.

Nhiều giả thiết khác nhắc tới các xoáy lạ, lỗ đen trên mặt đất, năng lực siêu nhiên hoặc người ngoài hành tinh. Vĩ độ 30 độ bắc của hồ Bà Dương cũng khiến một số nhà địa lý đặt nghi vấn. Các địa danh tiềm ẩn nguy hiểm như Kim tự tháp Ai Cập hoặc Tam giác Bermuda khét tiếng cũng nằm trên vĩ độ này.

ho ba duong 4

Những sự kiện kỳ lạ trên, theo người những cư dân địa phương, có thể được giải thích dựa trên một truyền thuyết được lưu truyền trong vùng. Khi Minh thái tổ Chu Nguyên Chương, vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh, chiến đấu với quân địch của ông - Trần Hữu Lượng gần hồ Bà Dương, ông đã thua trận và rút lui về bờ hồ này. Không có con thuyền nào trên hồ, nhưng trong lúc gấp rút đột nhiên xuất hiện một con rùa khổng lồ, và con rùa này đã giúp ông sang bờ bên kia. Sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, ông đã phong tướng cho con rùa và ra lệnh xây dựng Đền Lão gia ở gần hồ Bà Dương để tưởng nhớ vị ân nhân cũ. Người dân địa phương tin rằng chính linh hồn của con rùa đang tạo ra rắc rối cho các ngư dân.

Hiện nay, hồ Bà Dương đã được hút cạn nước để trở thành đồng cỏ nhưng những nạn nhân của nó vẫn chưa bao giờ được tìm thấy và những bí ẩn vẫn còn mãi với thời gian. Dù vậy ngày nay, việc đứng bên bờ hồ nhìn ngắm cảnh sắc xung quanh là một trải nghiệm lý thú dành cho du khách. Nếu du khách muốn đặt chân đến nơi đây thì hãy đặt cho mình một tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism nhé! 

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
0919 558 631
Thanh Thanh: skype viber zalo
0919 558 631 - 0168 986 8984
Thanh Hùng: skype viber zalo
090 303 1476 - 093 714 1976
du lich my 39tr
du lich chau au
du lich canada

Tin Tức Mới Nhất