Ung Hòa cung (Yonghegong Lama Temple) là ngôi Đại Già lam Phật giáo Tây Tạng tọa lạc tại thành nội Bắc Kinh, trung tâm quận Đông Thành. Được kiến tạo vào năm Giáp Tuất (1694) triều đại Thanh Thánh Tổ niên hiệu Khang Hi thứ 30.
Ung Hoà Cung vốn là dinh thự của nhà vua thứ hai của triều Thanh dựng cho con trai thứ 4 của ông. Năm 1723, vị hoàng tử này lên ngôi hoàng đế, dời dinh thự vào Hoàng Cung. Nhà vua cho sửa lại Ung Hoà Cung một nửa làm hành cung, nửa khác tặng cho Lạt ma Chang-gia-hu-tu-cơ-tu làm chùa của Hoàng giáo.
Hoàng giáo là một dòng của Lạt ma giáo, người sáng lập Lạt ma giáo Cha-cơ-ba đi tu từ lúc 8 tuổi, 17 tuổi đến Tây Tạng nghiên cứu Lạt ma giáo, sau này trở thành giáo phái cầm quyền Tây Tạng, vì thành viên của giáo phái này mặc áo vàng, cho nên gọi là “Hoàng giáo”. Cha-cơ-ba có đóng góp to lớn đối với cải cách giáo lý Lạt ma giáo. Đạt Lai và Ban Thiền đều là học trò xuất sắc của Cha-cơ-ba.
Ung Hòa Cung ngôi bao gồm 03 tòa chính và 05 gian hợp tổ thành. Sắc cổ Hương Đông, Tây Thuận San lâu chiếm diện tích 66.400 mét vuông, hơn một nghìn gian phòng.
Ung Hòa cung với Thiên Vương điện, Ung Hòa cung Đại điện (Đại Hùng Bảo điện), Vĩnh Hựu điện, Pháp Luân điện, Vạn Phúc Các. Năm điện các này tổ hợp thành không gian hoành tráng, bên ngoài tả hữu Đông Tây phối điện, Tứ Học điện, giảng kinh điện, Mật Tông điện, Số Học điện, Dược Sư điện. Bố trí kiến trúc tự viện từ hướng Nam đến hướng Bắc dần dần thu hẹp khoảng sân, trong khi điện vũ lần lượt cao lên. Hình thành mô hình “chính điện cao đại nhi trọng viện thâm tàng”.
Ung Hòa cung, Nam viện, Đại Bi lâu tam tòa, phía trước bích họa to và cặp sư tử đá. Quá Bài lâu, hành lang bóng râm xây gạch xếp chồng, tục gọi Liễn đạo. Phía Bắc Ung Hòa cung cửa lớn là Chiêu Thái môn, bên trong hai bên Chung các (lầu chuông), Cổ lâu (Gác trống), bên ngoài hành lang phú lệ trang nghiêm hiếm thấy. Cổ Lâu bàng trưng bày một chảo lớn nấu cháo Lạp Bát (Lạp Bát Chúc) bằng đồng với trọng lượng 08 tấn. Hướng Bắc, có Bát Giác Bi đình, bên trong khắc Càn Long ngự chế bi văn, trần thuật nguồn gốc lịch sử Ung Hòa cung cải thành tự viện Phật giáo Hán, Tạng, Mông thư tả bốn loại ngôn ngữ văn tự, phân khắc tả hữu bia kỷ niệm.
Ung Hòa cung bố cục kiến trúc hoàn chỉnh, nguy nga tráng lệ, đan xen văn hóa dân tộc đặc sắc Hán, Mãn, Mông. Nội cung điện các tôn trí rất nhiều tượng Phật, Khách đường trưng bày rất nhiều Văn vật trân quý, trong đó có 500 bức tượng La Hán điêu khắc gỗ quý tinh xảo, một tượng Phật được khắc gỗ Đàn hương thếp vàng cao 18 mét.
Năm 1949, Ung Hòa cung ngôi Già lam Phật giáo Tây Tạng được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn xếp hạng vào ngày 04/03/1961, “Ung Hòa cung đệ nhất văn vật trọng điểm toàn quốc đơn vị được Bảo vệ”, và chính thức thiết lập cơ cấu tổ chức thực thi quản lý di tích văn hóa Ung Hòa cung ngôi tự viện Phật giáo Tây Tạng.
Thập niên 1970, chính quyền nhân dân Trung Quốc đầu tư khoảng tiền lớn để tu bổ quy mô quần thể kiến trúc Ung Hòa cung ngôi Đại Già lam Phật giáo; và chính thức mở cửa cho du khách thập phương hành hương tham quan vào ngày 05 tháng 02 năm 1981 (01/01/Tân Dậu).
Ung Hòa cung ngôi tự viện Phật giáo sống sót sau cách mạng văn hóa, thời của những lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan. Năm 1979, công việc phục hồi chủ yếu được thực hiện và chư tôn đức Tăng già từ Nội Mông đã được mời đến cư trú ở đó. Chư tôn đức Tăng già Phật giáo Tây Tạng và xem xét các nghi thức phụng vụ bí mật của trường phái Gelukpa. Các dịch theo nghĩa đen Gelupkpa là mẫu mực về đạo đức, tên của lệnh cải cách của trường Lamaist lớn nhất ở Tây Tạng và Mông Cổ. Nó được thành lập vào thế kỷ thứ mười bốn của Tông Khách Ba , một nhà sư có ý định khôi phục lại đạo đức khổ hạnh ủng hộ của Đức Phật lịch sử. Nắp lễ của trường phái chức sắc có biệt danh Hoàng Hat ở phương Tây. Đó là ở trường này thuộc về các Rinpoche vĩ đại như Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Năm 1990 được xếp vào Kỷ lục thế giới "Guinness Book of Records".
Ung Hoà Cung có nhiều cổ vật và kiến trúc cổ, trong đó nổi tiếng nhất là ba cổ vật được coi là “ba tuyệt”.
Một tuyệt là núi năm trăm La Hán ở hậu điện Điện Pháp Luân. Núi cao gần 4 mét, dài hơn 3 mét, do gỗ đàn hương điêu khắc mà thành. Từ xa nhìn bộ điêu khắc này có cảnh rừng yên tĩnh, cây tùng xanh biếc, tháp bảo linh lung, ngôi đình cổ, hang động sâu, nhiều lối đi uốn khúc, thang đá nối liền với cầu nhỏ trên dòng nước suối. Nhìn gần, thủ pháp điêu khắc tỷ mỉ, thế núi nhấp nhô thích đáng. Theo hướng đi của núi, năm trăm la hán ngự trong đó, dù ngoài hình nhỏ, nhưng cái nào cũng tinh xảo, muôn vẻ muôn mặt, rất sinh động, là tác phẩm nghệ thuật quý báu kết hợp tạo hình và nghệ thuật điêu khắc. Đáng tiếc là trải qua chiến tranh, La Hán trên núi chỉ còn 449.
Hai tuyệt là tượng phật Di Lạc trong Các Vạn Phúc. Các Vạn Phúc lại gọi là Lầu Đại Phật, là ngôi điện cao nhất trong Ung Hoà Cung. Nó cao hơn 30 mét, tất cả kiến trúc đều làm bằng gỗ. Nhìn từ bên ngoài, trông như một toà nhà cao 3 tầng, nhưng nhìn bên trong thì là một ngôi điện không có sàn ngăn cách, chính giữa là tượng phật Di Lạc bằng gỗ đàn hương trắng lùng danh thế giới. Tượng phật Vi Lạc này cao 26 mét, trong đó có 8 mét chân dưới mặt đất, 18 mét ở ngoài mặt đất, đường kính 8 mét, cả tượng phật nặng 100 tấn, là tượng độc mộc điêu khắc trên lớn nhất trên thế giới. Năm 1979 tu sửa, người ta phát hiện gỗ đàn hương chôn dưới đất trải qua 200 năm đến nay chất gỗ vẫn cứng rắn và toàn vẹn, thể hiện đầy đủ trình độ cao siêu của nhà nghệ thuật thời cở TQ về công nghệ gỗ điêu khắc và bảo vệ cổ vật.
Ba tuyệt là phật gỗ Đàn trong Lầu chiếu phật. Đây là một bức tượng phật Thích Ca Mau Ni làm bằng đồng. Khám thờ phật từ mặt đất đến thẳng đỉnh nhà, chiếm hai tầng không gian ngôi lầu trên và dưới, trong và ngoài chia thành ba lớp. Khi ánh nắng chiếu vào, tượng phật nghiêm túc. Hai chiếc cột gỗ có điêu khắc con rồng vàng chống đỡ Khám thờ phật, có 99 con rồng xung quanh, khéo léo tuyệt vời.
Ngoài “ba tuyệt ” nói trên ra, những kiến trúc và trang trí trong Ung Hoà Cung đều có đặc điểm, như Điện Pháp Luân là kiến trúc hình chữ thập, đỉnh Điện bắt chước phong cách Tây Tạng xây dựng 5 tháp mạ vàng, mang nặng đặc sắc kiến trúc dân tộc Tạng, là tinh hoa nghệ thuật văn hoá Hán Tạng; Trong Ung Hoà Cung có Bia đá, văn bia “Lạt Ma Thuyết” do hoàng đế nhà Thanh viết, ghi rõ cội nguồn của Lạt Ma giáo và chính sách của nhà Thanh đối với Lạt Ma giáo, viết bằng tiếng Hán, Mãn, Mổng Cổ và Tạng, thể hiện đoàn kết dân tộc v.v... Kể từ khi mở cửa năm 1981 đến nay, mỗi năm có hàng trăm nghìn người trong nước và nước ngoài đến Ung Hoà Cung thắp hương và thờ phật, tham quan du lịch. Hiện nay Ung Hoà Cung không những là thánh địa phật giáo, còn là bảo tạng nghệ thuật văn hoá Hán, Mãn, Mổng Cổ và Tạng.
Nếu có dịp du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism, du khách hãy nhớ đến thăm viếng Chùa Ung Hòa Cung nổi tiếng này nhé! Chúc du khách có một chuyến đi với nhiều điều thú vị!