Slider

1. Bát Xà Mâu

Bát Xà Mâu là binh khí được Trương Phi sử dụng. Theo mô tả nó chế tạo bằng thép ròng, cán mâu dài một trượng, mũi thương dài 8 tấc, lưỡi hai cạnh sắc bén và uốn lượn hình con rắn. Bát Xà Mâu thường được sử dụng để đâm, chém ngang với tốc độ cao. Ngoài ra còn được sử dụng để bổ và trượt dọc thân vũ khí của đối thủ nhằm buộc đối thủ phải buông vũ khí.

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 2

Người sử dụng Bát Xà Mâu phải kết hợp được sức mạnh và sự nhanh nhẹn, khả năng ứng biến trong mỗi trận đấu tốt. Như đã thấy Trương Phi khi sử dụng thường thường dồn sức mạnh để đâm, bổ, chém ngang, cộng với một số thủ thuật gây sức ép tâm lý khiến đối thủ phân tâm để đưa ra đòn kết liễu nhanh chóng.

Với Bát Xà Mâu trong tay, Trương Phi đã tung hoành khắp các chiến địa nổi tiếng nhất thời Tam Quốc, cùng Lưu Bị đánh quân Khăn Vàng, đụng độ Lã Bố ở Hổ Lao quan, đánh Tào Tháo ở Xích Bích, vào Tây Xuyên diệt Lưu Chương… Trương Phi và Bát Xà Mâu, cùng con ngựa “Ô vân đạp tuyết” là một trong những sự kết hợp mạnh mẽ nhất, thể hiện đầy đủ dũng khí của một tướng quân thời cổ đại.

2. Song kiếm

Song kiếm có tên khác là Uyên Ương Kiếm, Uyên kiếm dài ba thước bảy tấc (khoảng 1,23 m). Uyên Ương kiếm cùng với Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ và Bát Xà Mâu của Trương Phi được chế tạo ở cùng một nơi.

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 5

Tuy song kiếm này không có cơ hội vang danh trên chiến trường nhưng Lưu Bị vẫn thành danh nhờ vào hai huynh đệ của mình.

Mặc dù ai cũng biết “Tam anh chiến Lã Bố”, Lưu Bị chỉ là góp mặt cho đủ số lượng, nhưng chỉ cần nói đến Trận Hổ Lao Quan, Lưu Bị cùng song kiếm của mình vẫn được người đời nhắc đến.

3. Thanh Công kiếm

Tào Tháo có hai thanh gươm báu, một thanh gọi là “Ỷ Thiên” và một thanh gọi là “Thanh Công”. Thanh “Ỷ Thiên” Tháo đeo luôn bên mình, còn thanh “Thanh Công” thì giao cho Hạ Hầu Ân giữ. Thanh kiếm Thanh Công sắc bén vô cùng, ở trong tay Hạ Hầu Ân chỉ là vật trang trí nhưng đến tay Triệu Vân lại trở thành vũ khí hủy diệt.

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 9

Triệu Vân mang A Đẩu, đánh xa dùng thương, đánh gần dùng kiếm giết quân địch máu chảy như suối.

Đánh đâu thắng đó không gì cản nổi, không ai có thể ngăn. Trong trận Đương Dương, Trường Bản, Triệu Vân đã cứu A Đẩu giữa trăm vạn quân Tào, lấy mạng hàng chục viên tướng, bởi vậy Thanh Công kiếm trở thành vũ khí lợi hại khiến cả thiên hạ ngưỡng mộ.

4. Thanh Long Yển Nguyệt Đao

Đây là vũ khí gắn liền với Quan Vũ (Quan Vân Trường). Thanh Long Yển Nguyệt Đao rất nặng nên nó thường được dùng để luyện tập cánh tay, không dùng trong chiến đấu. Nhưng trong Tam quốc diễn nghĩa, Quan Vũ dùng vũ khí này chiến đấu khiến vạn người không địch nổi.

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 3

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, Thanh Long Đao của Quan Vũ nặng 82 cân thời xưa (khoảng 50 kg ngày nay). Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra và chỉ được rèn vào ngày trăng tròn. Khi Thanh Long Yển Nguyệt Đao vừa được rèn xong, bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống 1780 giọt mưa máu. Người ta cho rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh). Vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Thanh đao này cũng đã lấy mạng 1.780 người.

Trong Tam quốc, Quan Vũ cùng chiếc đao này đã lấy mạng không ít võ tướng. Sau khi Quan Vũ chết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã bị một tướng của Đông Ngô là Phan Chương chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng con của Quân Vũ đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại chiếc Thanh Long Yển Nguyệt Đao này. Thanh Long Yển Nguyệt Đao và Quan Vũ đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời.

5. Phương Thiên Họa Kích

Phương Thiên Hoạ Kích được biết đến như một trong những vũ khí nổi tiếng nhất trong các tác phẩm văn học trung đại. Tuy không phải vũ khí đáng sợ nhất, nhưng nó thuộc về nhân vật đáng sợ nhất: Lã Bố.

Kích là một trong những vũ khí cổ xưa nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nhiều sử gia cho rằng các mẫu vũ khí có hình dáng tương tự như kích đã xuất hiện từ thời nhà Thương, khoảng 1.000 năm trước Công Nguyên. Hình dáng của kích được phát triển từ cây thương hoặc giáo, nhưng có thêm hai lưỡi thép tựa như trăng lưỡi liềm ở hai bên (hoặc chỉ một bên).

Với thiết kế như vậy, kích không chỉ có thể đâm, rạch, đập như thương mà còn có các kỹ thuật như chặt, móc, kéo cơ thể hoặc vũ khí đối thủ. Để dễ dàng sử dụng các kỹ thuật này, cán kích có phần cứng và ít dẻo hơn thương.

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 4

Cái tên của vũ khí này có thể “bật mí” thêm một vài chi tiết thú vị: “Phương thiên” nghĩa là “nghiêng lệch sang một bên”, chứng tỏ vũ khí của Lã Bố chỉ có một mảnh thép chứ không phải hai. Riêng chữ “hoạ kích” - cây kích đem lại tai hoạ - lại được sử dụng như một cách để nhấn mạnh tính huỷ diệt và đáng sợ của vũ khí này.

Kích vốn là một vũ khí khó sử dụng. Với trọng lượng nặng hơn các vũ khí khác, cộng thêm sở hữu nhiều đòn thế đa dạng và phức tạp, kích đòi hỏi người sử dụng phải có một sức khoẻ và bản lĩnh “tương đối”. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Lã Bố 11 tuổi đã đánh bại đại lực sĩ giỏi nhất của dòng tộc, sau này lớn lên gặp tướng thì trảm tướng, đối đầu với vạn quân không hề mảy may run sợ, lại từng một mình chấp cả ba anh em Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi. Tác giả khắc hoạ hình ảnh Lã Bố gắn liền với Phương Thiên Hoạ Kích, hẳn cũng có “ý đồ” làm nổi bật tài năng của vị danh tướng này.

Cặp bài trùng Phương Thiên Hoạ Kích và Lã Bố trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của Tam quốc diễn nghĩa. Không chỉ là một nhân vật, một vũ khí và một câu chuyện, đó còn là những bài học sâu sắc đối với người đọc về sự trung thành và chính trực. Có thể, Phương Thiên Hoạ Kích chưa từng tồn tại ngoài đời thật, thế nhưng xét về mặt văn học, Phương Thiên Hoạ Kích là mảnh ghép hoàn hảo cho Lã Bố và Tam quốc diễn nghĩa.

6. Song thiết kích

Song thiết kích: kích tay trái nặng 39 cân, kích tay phải nặng 41 cân (cân = 1/2 kg) được chế tạo bằng sắt bình thường nhưng được Điển Vi sử dụng trong tay như bay, chiến đấu anh dũng như đi vào chỗ không người.

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 8

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, xét về võ tướng thì Điển Vi xếp hàng đầu tiên nhưng Điển Vi không nổi tiếng lắm do mất sớm, không tham gia vào những trận đánh kinh điển. Điển Vi, thành cũng nhờ song thiết kích, bại cũng là song thiết kích. Thật đáng tiếc, song thiết kích có một không hai cuối cùng không được lưu lại.

7. Dao thất tinh

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 6

Điểm mấu chốt của bảo đao này không phải là giết kẻ thù mà nằm ở bảo vệ tính mạng. Lại nói Đổng Trác chuyên quyền, ngang ngược, tàn bạo, bất nhân. Lấy lý do thiết đãi yến tiệc mừng sinh nhật của mình Vương Tư Đồ mời một nhóm cựu thần tời nhà mình bàn chuyện quốc sự. Trong bữa tiệc, Vương Tư Đồ khóc lóc kể lể Đổng Trác hung ác, Tào Tháo nhận lệnh ám sát Đổng Trác và được Vương Tư Đồ cho mượn bảo đao thất tinh. Tuy nhiên, Đổng Trác có Lã Bố bảo vệ, nhiệm vụ ám sát quả là thập tử nhất sinh. Tào Tháo vốn túc trí đa mưu, không biết tại sao lúc này lại bốc đồng nhận lời như vậy. Có lẽ Tào Tháo sớm đã tính kế thoát thân, cho nên nhất định phải mang theo bảo đao đi ám sát. Khi Tào Tháo rút dao định ám sát Đổng Trác thì suýt nữa bị phát hiện, buộc phải lấy cớ tặng bảo đao cho Đổng Trác.

8. Cung

 nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 7

Hoàng Trung giao đấu cùng Quan Vũ, ngày đầu tiên đấu 100 hiệp bất phân thắng bại, ngày hôm sau lại đấu 50 - 60 hiệp. Ngày thứ 3, Hàn Huyền lệnh cho Hoàng Trung sử dụng cung tên bắn chết Quan Vũ. Hoàng Trung nhận lệnh nhưng vì báo ơn lần giao chiến trước Quan Vũ không giết nên không đành lòng lấy đi tính mạng Quan Vũ. Thế là, hai lần đầu Hoàng Trung chỉ kéo cung nhưng không bắn. Quan Vũ cho rằng Hoàng Trung sẽ không bắn tên nên buông lỏng cảnh giác, lại bị Hoàng Trung bắn mũi tên thứ 3 trúng ngay chóp mũ. Lúc này, Quan Vũ mới biết Hoàng Trung có tài nghệ thiện xạ. Bởi vậy, mới biết đâm sau lưng khó lòng phòng bị.

9. Đàn thất huyền cầm

Khi nhắc đến “Thất huyền cầm” chúng ta thường nghĩ ngay đến một loại nhạc cụ có từ cổ xưa của người Trung Hoa nhưng ít ai biết nó cũng đồng thời là một loại vũ khí nữa. Trong Tam quốc diễn nghĩa, chiếc đàn này không phải là một loại vũ khí gây sát thương trực tiếp nhưng có khả năng đánh đuổi cả một đội quân hùng hậu.

Còn nhớ khi Gia Cát Lượng bị Tư Mã Ý vây ở Tây Thành, trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, ông đã mang cây đàn ấy lên ngồi trên mặt thành bình thản gảy. Khi nghe âm luật và nhìn phong thái bình tĩnh, với tiếng đàn “truyền giao cách cảm” hàm chứa thông điệp đầy ẩn ý của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý hiểu ý liền vội rời đi. Thực ra Tư Mã Ý sợ có quân mai phục trong thành chỉ là một lý do. Nguyên nhân đằng sau là Tư Mã Ý hiểu chỉ khi Gia Cát Lượng còn thì mình cũng mới bình an vô sự. Một khi Gia Cát Lượng không còn, Tư Mã Ý cũng sớm bị hoàng đế nước Ngụy trừ bỏ.

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 1

Săn được thỏ thì giết chó, bắt được cá thì vứt giỏ, khi đại nghiệp thành, chiến tranh qua đi, tất mưu sĩ và đại tướng sẽ bị hại, đó là lẽ thường trong lịch sử. Với Gia Cát Lượng mà nói, đây cũng là một kiểu "chiến tranh tâm lý" cực kỳ đặc biệt. Người ta nói, tiếng đàn của Gia Cát Lượng có sức mạnh của chục vạn hùng binh là như vậy.

Tiếng đàn đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình như một loại “vũ khí” lợi hại, xưa nay ít thấy. Chỉ có các bậc cao nhân mới có thể sử dụng chúng và đối thủ cũng nhất định là phải ở cùng một cảnh giới thật cao mới có thể hiểu nổi.

10. Sắc đẹp

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 10

Xếp hạng võ tướng Tam Quốc phải xét nhiều mặt, người đứng thứ 2 cũng phải phân vân nhưng xếp thứ nhất là Lã Bố thì chắc không ai phản đối. Lã Bố uy dũng trên chiến trường không có ai là đối thủ, anh hùng hảo hán đông như vậy mà không ai dám đánh nhau tay đôi cùng hắn. Nhưng điểm yếu lớn nhất của Lã Bố là kiên quyết giữ một người phụ nữ yếu đuối trong tay, đó chính là Điêu Thuyền. Trong Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền ra, không ai có khả năng này.

11. Miệng lưỡi

Vũ khí hữu hình rất lợi hại, có mức độ và phạm vi sát thương nhất định, không đáng để ghi chép nhưng vũ khí vô hình có thể tạo ra ảnh hưởng lớn mà văn chương không thể tả nổi. Lưỡi chỉ dài ba tấc, mềm mại mà không chịu nổi bất cứ vật cứng nào châm chọc. Tuy là vật không ra gì nhưng nó có sức mạnh hủy diệt nhất trên thế giới này.

Lưỡi đặt trong miệng của người nông phụ thì chỉ để lưu truyền tin tức gia đình, tin đồn, chửi bới. Lưỡi đặt trong miệng người võ dũng thô lỗ thì giống như loa phát thanh công suất lớn. Nhưng đặt trong miệng quân vương lại trở thành lời miệng vàng lời ngọc, nhất ngôn cửu đỉnh.4

nhung loai vu khi loi hai nhat trong thoi tam quoc 11

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, miệng lưỡi của Gia Cát Lượng từng định ra thế chân vạc trong thời Tam Quốc, từng khẩu chiến với đám nho sĩ mà sừng sững bất khuất, lại từng một câu “vừa mất phu nhân lại thiệt quân” khiến Chu Du tức giận, dập tắt nhuệ khí của mình thét lên “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng” rồi qua đời, còn từng dùng miệng lưỡi như lò xo mượn được Kinh Châu mà không trả, hơn nữa chỉ một cuộc nói chuyện ngắn ngủi đã khiến tư đồ Vương Lãng ngã ngựa mà chết.

Tuy Chu Du không phải là do Gia Cát Lượng trực tiếp mắng chết nhưng chỉ một câu “Diệu kế Chu Du an thiên hạ, vừa mất phu nhân lại thiệt quân” đã khiến Chu Du nhục nhã, chỉ nghĩ tới thôi đã không muốn sống, tức khí mà chết.

Lần thứ ba Lưu Bị đến nhà tranh mời Gia Cát Lượng rời núi, Lượng không ra nhà tranh đã biết phân ba thiên hạ. Gia Cát Lượng phân tích cho Lưu Bị nghe thời thế, lập ra cục diện chia ba thiên hạ. Sau này, quả nhiên như lời Gia Cát Lượng nói, thế chân vạc chia ba thiên hạ được hình thành.

Những thông tin mà Viet Viet Tourism vừa cung cấp trên đây có hấp dẫn du khách không? Nếu du khách đang háo hức muốn khám phá nhiều hơn về lịch sử Trung Hoa thời cổ đại thì cách tốt nhất là thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi thú vị và vui vẻ!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187
du lich my 39tr
du lich chau au
du lich canada

Tin Tức Mới Nhất