Slider

1. AN LẠC CÔNG CHÚA

Dưới thời nhà Đường, số lượng phụ nữ có tiếng trong thiên hạ không ít. Ngoài những cái tên “hét ra lửa” như Võ Tắc Thiên, Công chúa Thái Bình, Thượng Quan Uyển Nhi… Công chúa An Lạc cũng là một cái tên được nhiều người biết đến.

Những câu chuyện có liên quan đến nhân vật này từng xuất hiện khá nhiều trong các bộ phim truyền hình cổ trang của Trung Quốc ngày nay. Gần đây, bảo tàng quận Trường An, Trung Quốc đã công khai công bố bia mộ của công chúa An Lạc để quần chúng có cơ hội tham quan, tìm hiểu.

Là một Công chúa Đại Đường nhưng cả cuộc đời An Lạc chỉ được tóm gọn trương 300 chữ, ghi lại những “sự kiện” lớn, từ chỗ được sủng ái cho đến kế hoạch giết vua, tạo chính biến và cuối cùng là bị xử tử.

An Lạc công chúa là con gái của Đường Trung Tông Lý Hiển và Vi Hoàng hậu, được xưng là “Mỹ nhân đẹp nhất trong thiên hạ”, đến cả Tân Đường Thư cũng nói: “Xinh đẹp động thiên hạ”. An Lạc công chúa có tên thật là Lý Khỏa Nhi, vì khi phụ thân nàng là Đường Trung Tông Lý Hiển bị Võ Tắc Thiên biếm truất (cách chức) đến vùng đất khác làm quan thì mẫu thân nàng hạ sinh trên đường. Vì điều kiện hoàn cảnh ven đường không được đầy đủ mọi thứ, nên Lý Hiển đành phải cởi bỏ y phục để bao bọc nàng và thế là cái tên “Khỏa Nhi” được ra đời.

Cũng chính vì An Lạc công chúa được sinh ra trong điều kiện vô cùng khó khăn, khổ cực nên Đường Trung Tông đối với An Lạc công chúa càng thêm yêu thương. Vì được cưng chiều đã làm cho An Lạc công chúa sinh hư, kiêu ngạo, vô pháp vô thiên. Không những công khai tham dự triều chính mà còn tự ý mua quan bán tước, tụ tập quan công đại thần ra vào phủ của mình. Trong triều, ngoại trừ Tể tướng ra thì đa số các quan cao đều là người của nàng.

nhung cong chua nha duong noi tieng 1

Thái tử là người sẽ kế thừa vương vị vua cha sau này nên ai nấy đều lấy lòng nịnh bợ. Nhưng An Lạc công chúa không hề xem Thái tử Lý Trọng Tuấn ra “kilogram” nào cả. Thậm chí, An Lạc công chúa còn nhiều lần khuyên nhủ Đường Trung Tông lập mình làm Hoàng thái nữ với ý định muốn làm nữ Hoàng đế như Võ Tắc Thiên. 

Để hiện thực hóa giấc mộng này, ái nữ của Trung Tông đã rắp tâm khích bác Thái tử Lý Trọng Tuấn (không phải do Vĩ hậu sinh ra, buộc Thái tử tạo binh biến, sát hại Vũ Tam Tư và anh rể Vũ Tông Huấn. Dưới sự bảo hộ của vua cha, An Lạc bảo toàn được mạng sống trong khi Thái tử vì binh biến thất bại mà bị giết. Tuy nhiên, giấc mộng “Hoàng thái nữ” của Công chúa cũng không được thực hiện.

Dù vậy, vị Công chúa xinh đẹp này cuối cùng cũng không thể che giấu mãi khát vọng quyền lực của mình.Chính sử ghi chép lại, Vĩ Hoàng hậu và An Lạc công chúa cùng bày mưu, dùng bánh có tẩm độc để hạ độc Đường Trung Tông Lý Hiển, khiến ông đột ngột băng hà. Không dừng lại ở đó, An Lạc còn khống chế quân đội, âm mưu tạo phản. Tuy nhiên, hành vi này đã uy hiếp đến quyền lợi của Công chúa Thái Bình và những người khác. Trước tình hình đó, Lý Long Cơ (sau này là Đường Huyền Tông) cùng liên kết với Công chúa Thái Bình phát động Long Cơ chính biến. An Lạc trong đêm xảy ra chính biến đã bị giết khi đang chải tóc, trang điểm. Vào thời điểm đó, cô mới 20 tuổi.

Công chúa An Lạc bị giết gần nửa năm, thi thể mới được an táng và bị người đời chỉ trích là “Nghịch tử cung đình”. Nhà sử học của Trung Quốc Cao Bằng Đào cho hay, trên bia mộ của cô không đề nơi an táng. Điều này cho thấy tội trạng của người con gái này lớn đến mức nào.

2. BÌNH DƯƠNG CÔNG CHÚA

Công chúa Bình Dương (598 - 623), thụy hiệu là Bình Dương Chiêu công chúa, là một Hoàng nữ của Đường Cao Tổ Lý Uyên, hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Đường. Bà đã tổ chức một đội Nương tử quân giúp cha đoạt lấy quyền lực và cuối cùng soán ngôi nhà Tùy.

Bình Dương công chúa là con gái thứ ba của Đường Cao Tổ Lý Uyên và Thái Mục Thuận Thánh Hoàng hậu. Thái Mục Thuận Thánh Hoàng hậu sinh hạ bốn người con trai là Lý Kiến Thành, Lý Thế Dân, Lý Huyền Bá, Lý Nguyên Cát và Bình Dương công chúa là người con gái duy nhất. Lý Uyên gả bà cho Sài Thiệu, con của Cự Lộc quận công Sài Thận.

nhung cong chua nha duong noi tieng 2

Năm 617, Lý Uyên âm mưu nổi dậy chống triều đình nhà Tùy trong khi đang lưu thủ tại Thái Nguyên. Lý Uyên phái người đến Trường An để triệu con gái và con rể đến Thái Nguyên. Sài Thiệu lo sợ rằng họ sẽ không thể dễ dàng thoát khỏi kinh thành cùng nhau, vì thế bà đã bảo ông hãy chạy đến Thái Nguyên một mình, còn bà sẽ lẩn trốn. Sau một thời gian lẩn trốn, bà tiến hành phát của cải cho vài trăm người, khiến họ hưởng ứng cuộc nổi dậy của cha. Bà phái gia nô Mã Tam Bảo đi thuyết phục thủ lĩnh nổi dậy Hà Phan Nhân hội quân với mình và sau đó cũng chiêu hàng các thủ lĩnh nổi dậy Lý Trọng Văn, Hướng Thiện Chí và Khâu Sư Lợi. Bà dẫn quân tiến công và chiếm được một số thành lân cận Trường An, tập hợp được 7 vạn lính, hiệu là Nương tử quân. Các nông dân cung cấp đồ ăn thức uống cho Nương tử quân vì họ xem đây là một đội quân giải phóng.

Năm 617, Lý Uyên vượt sông Hoàng Hà tiến vào Quan Trung, phái Sài Thiệu đến nơi hẹn trước với bà. Họ sau đó hợp quân với Lý Thế Dân, chỉ huy một cánh quân của Lý Thế Dân. Năm 618, Lý Uyên buộc Tùy Cung Đế phải nhường ngôi, lập ra nhà Đường. Bà được phong làm Bình Dương công chúa và do bà đã có đóng góp to lớn vào chiến thắng, ông đặc biệt vinh danh bà so với 18 người con gái khác.

Bà qua đời năm 623 khi mới 26 tuổi, Đường Cao Tổ ra lệnh tiến hành táng lễ lớn theo nghi thức quân nhân dành cho một tướng quân cấp cao, bà được ban thụy hiệu là "Chiêu".

3. THƯỜNG LẠC CÔNG CHÚA

Thường Lạc công chúa là em gái của Đường Thái Tông, cũng chính là cô mẫu của Đường Cao Tông. Do Đường Cao Tông đối với An Lạc công chúa vô cùng thương yêu nên đã dấy lên lòng đố kỳ trong người Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên lấy việc báo thù Thường Lạc công chúa mà bỏ đói con gái của Thường Lạc đến chết.

nhung cong chua nha duong noi tieng 3

 

Thường Lạc công chúa lại vì con gái báo thù, đã viết một bức thư tín đưa cho Việt Vương lúc bấy giờ đang dấy binh tạo phản. Có điều, sau này, binh bại Thường Lạc công chúa bị giết, Võ Tắc Thiên đã sửa đi tên họ của nàng thành “Hủy” (Hủy là một loại rắn độc thời cổ đại).

4. AN ĐỊNH CÔNG CHÚA

An Định công chúa là con gái của Đường Cao Tổ Lý Uyên, em gái của Đường Thái Tông. Đường Cao Tông Lý Trị là con trai của Đường Thái Tông, trong khi đó Võ Tắc Thiên là vợ của Đường Cao Tông nên gọi An Định công chúa là cô mẫu. Nhưng không ngờ về sau khi Võ Tắc Thiên xưng đế, An Định công chúa không biết xấu hố đã nhận Võ Tắc Thiên làm nghĩa mẫu.

nhung cong chua nha duong noi tieng 4

Trong quá trình xưng đế, Võ Tắc Thiên có một sủng nam vô cùng dược sủng hạnh tên là Tiết Hoài Nghĩa, thực ra người đàn ông này là do An Định công chúa hiến tặng cho Võ Tắc Thiên.

5. THÁI BÌNH CÔNG CHÚA

Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tống Lý Trị có 4 người con, 2 trai, 2 gái, trong đó, Võ Tắc Thiên đặc biệt sủng ái con gái út, Thái Bình công chúa. Cũng giống như mẹ, Thái Bình công chúa là người mưu mô và tham quyền. Bà đã gài người thân cận vào làm nội gián để theo dõi mẹ đẻ. Biết mẹ là người đam mê dục vọng nên bà đã cống nạp cho Võ Tắc Thiên hai người đàn ông là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi. Hai người này đã lấy được lòng tin của Võ Tắc Thiên và được cho nhiều quyền hành, làm đủ mọi chuyện lộng hành ngoài cung mà Võ Tắc Thiên cũng không hề hay biết.

Lợi dụng tình hình, Thái Bình công chúa xúi hai người này khởi binh làm phản, ép mẹ bỏ ngai vàng, truyền ngôi cho Lý Hiển. Ban đầu Võ Tắc Thiên không đồng ý nhưng Thái Bình đã khuyên mẹ từ bỏ để làm Thái Thượng Hoàng, cuối cùng Võ Tắc Thiên đã đồng ý. Với công này, bà được tôn là Trấn Quốc Thái Bình công chúa.

nhung cong chua nha duong noi tieng 5

Vị thế của Thái Bình công chúa không ngừng lớn mạnh, trở thành công chúa có quyền lực cao nhất của nhà Đường. Với sự hỗ trợ của bà, Lý Đản đã đăng cơ sau khi lật đổ âm ưu của Vi Hậu và công chúa An Lạc và truất ngôi tiểu hoàng đế. Khi Lý Đản đăng cơ thường xuyên bàn bạc việc quân cơ với bà, mỗi lần Thái Bình công chúa vào triều bàn việc đều ngồi trò chuyện với Lý Đản rất lâu. Nếu Thái Bình công chúa không lên triều Lý Đản sẽ phái Tể tướng đến chỗ bà để xin ý kiến.

Mỗi lần các Tể tướng cho bản tấu Lý Đản đều hỏi: "Việc này đã yết kiến Thái Bình công chúa chưa?", rồi mới hỏi: "Đã yết kiến Tam Lang (Thái tử Lý Long Cơ) chưa?" Nếu Tể tướng xác nhận đã được sự cho phép của Thái Bình công chúa đồng ý thì Lý Đản mới đồng ý và mọi việc công chúa muốn Lý Đản đều đồng ý. Trong triều bách quan văn võ từ Tể tướng trở xuống hoặc tán thưởng, hoặc tránh né, nhất nhất nghe theo ý của bà.

Tháng 6/710, Đường Trung Tông băng hà, do Vi hoàng hậu và An Lạc công chúa hạ độc. Vi hoàng hậu muốn nhân đó chiếm ngôi vị, làm một Võ Tắc Thiên tiếp theo, nhưng Thượng Quan Uyển Nhi cùng Thái Bình công chúa đưa di chiếu lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm vua, tức Đường Thương Đế. Sau đó, Thái Bình công chúa đã dùng thế lực phối hợp với người cháu là Lý Long Cơ, con của Lý Đán, và lập người này làm vua. Lý Long Cơ làm vua nhưng sau này chính hai cô cháu lại tranh giành quyền lực của nhau. Và cuối cùng Thái Bình công chúa phải chết dưới tay Lý Long Cơ.

6. NGHI THÀNH CÔNG CHÚA

Nghi Thành là một trong những cô chúa rất được vua cha Đường Trung Tông Lý Hiển yêu chìu. Cô được đánh giá người nóng tính, nhanh mồm nhanh miệng, hành động nhanh nhẹn quyết đoán nhất. Có lẽ vì là cháu ruột của Võ Tắc Thiên nên Nghi Thành ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ bà nội của mình.

Thời điểm công chúa Nghi Thành lấy chồng, Lý Hiển vẫn chưa đăng cơ nên cô chỉ có phong hào (danh hiệu) là Nghĩa An quận chúa. Mặt khác Nghi Thành công chúa vốn không phải con gái do Vương phi sinh nên chỉ được coi là thứ nữ (thời cổ đại phân biệt rất rõ ràng về thân phận, con gái vợ cả được gọi là đích nữ, con gái do vợ lẽ sinh bị gọi là thứ nữ). Dù vì thân phận mà công chúa Nghĩa An không được chiều chuộng và hưởng thụ bằng đích nữ nhưng cô vẫn giữ được sự kiêu hãnh, cao ngạo vì dòng máu hoàng tộc.

Đến tuổi kết hôn, Nghĩa An quận chúa được gả cho Bùi Tốn, một vị quan trong triều. Vì phò mã không được "tam thê tứ thiếp" như những người khác nên sau khi kết hôn, Nghĩa An quận chúa vẫn luôn cố gắng hoàn thành nghĩa vụ làm dâu , làm vợ của mình như một cách để đền bù cho chồng. Chỉ có những lúc rảnh rỗi cô mới dành thời gian để làm những gì mình thích, cuộc sống rất yên bình và hạnh phúc. Không bao lâu, Lý Hiển lên ngôi Hoàng đế, Nghĩa An quận chúa cũng được phong làm Nghi Thành công chúa.

cong chua danh ghen luu danh su sach 1

Cuộc sống yên bình chẳng kéo dài được bao lâu thì Nghi Thành công chúa phát hiện chồng bắt đầu có dấu hiệu lạ. Bùi Tốn không còn ân cần ngọt ngào như trước mà trở nên khó chịu, kén cá chọn canh, luôn tỏ ý bất mãn và gây sự với cô.

Nghi Thành công chúa bắt đầu nghi ngờ chồng phản bội. Nghi Thành công chúa dễ dàng phát hiện kẻ thứ 3 chen chân vào hạnh phúc của mình là một hầu gái xinh đẹp trong nhà. Chẳng mất nhiều công sức cô đã bắt quả tang cả hai ở ngay trên giường. Và thế là cô liền ra tay đánh hầu nữ bị thương nặng ở mũi và tai. Giải quyết xong "hồ ly tinh", Nghi Thành công chúa quay sang nhìn Bùi Tốn khiến hắn sợ hãi vội vàng bỏ chạy. Dù vậy Bùi Tốn vẫn bị Nghi Thành công chúa cắt đứt một lọn tóc. Trong lúc bỏ trốn, Bùi Tốn vô tình nhìn thấy một tay của công chúa đang cầm một vật lạ dính đầy máu. Vừa nhìn kỹ một chút, hắn đã sợ đến hồn bay phách tán vì đó là chính miếng da được lột từ vùng kín của của nữ hầu kia.

Hành động của công chúa Nghi Thành đã làm náo động cả kinh thành và khiến các ngự sử liên tục viết tấu chương yêu cầu Trung Tông phải phạt thật nặng con gái. Trước sức ép của triều đình, Lý Hiển đã phạt Nghi Thành bằng cách hạ cô xuống làm huyện chủ (thấp hơn quận chúa). Bùi Tốn sau đó cũng bị cách chức quan. Tuy nhiên không bao lâu Trung Tông Lý Hiển lại thăng chức cho Bùi Tốn để an ủi chàng phò mã đáng thương. Còn Nghi Thành thì phải mấy năm sau đó mới được khôi phục lại danh hào công chúa.

Về cuộc sống sau này của 2 vợ chồng công chúa Nghi Thành - Bùi Tốn, sử sách không còn ghi lại. Chỉ biết cho đến tận lúc Nghi Thành công chúa qua đời, Bùi Tốn cũng không bị truy ra chuyện trăng hoa, trai gái nào nữa.

7. VĂN THÀNH CÔNG CHÚA

Văn Thành công chúa (623 - 680), được biết đến tại Thổ Phồn với tên gọi Giáp Mộc Tát Hán công chúa, là một công chúa nhà Đường, Hòa thân công chúa, cháu gái của Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân.

Công chúa sau trở thành Vương hậu thứ hai của Tán phổ Tùng Tán Cán Bố của Thổ Phồn. Là một cuộc hôn nhân quốc gia mang tính chất chính trị nhưng có thể coi là thành công do hòa bình giữa Trung Quốc và Thổ Phồn đã được duy trì cho tới hết thời kỳ trị vì của Tùng Tán Cán Bố. Mối quan hệ giữa hai nước này cũng nhờ đó mà tốt đẹp gần 200 năm. Đến Tạng, bà trở thành một đệ tử của Phật giáo và cùng với Vương hậu thứ nhất của Tùng Tán Cán Bố là công chúa Nepal, Xích Tôn công chúa (Bhrikuti Devi), được cho là những người đã đưa Phật giáo vào Tây Tạng.

nhung cong chua nha duong noi tieng 7

Văn Thành công chúa luôn được người dân Trung Hoa nhắc đến với một sự tôn trọng và kính nể rất lớn, từng ấy tuổi mà bà phải xa quê hương, qua xứ Tây Tạng xa xôi mà không được một lần về thăm quê. Có thể nói Văn Thành công chúa chỉ khác những cô gái Trung Hoa khác là từ nhỏ bà được sống trong nhung lụa nhưng giống họ ở chỗ là không thể tự quyết định chuyện yêu đương tình cảm của mình mà phải do người khác định đoạt.

Các truyền thuyết về Songtsän Gampo (Tùng Tán Cán Bố) và người vợ Trung Hoa của ông, Văn Thành công chúa, xuất hiện trong thời kỳ Trung cổ đã dựng lên một hình ảnh Songtsän Gampo như là một vị anh hùng dân tộc của người Tạng, dựa trên cuộc hôn nhân của ông. Người ta cho rằng những cuộc hôn nhân quốc gia của ông với công chúa Nepal Bhrikuti Devi và công chúa Trung Hoa Văn Thành đã đưa Phật giáo vào Tây Tạng, và xa hơn nữa, là mối quan hệ phức tạp của họ như những bà vợ cả, vợ lẽ đã dẫn tới việc xây chùa Jokang (chùa Đại Chiêu) tại Lhasa. Những câu chuyện như thế xuất hiện trong các tiểu thuyết trung cổ như Mani-bka'-'bum và trong các biên niên sử như Rgyal-rabs Gsal-ba'i Me-long.

Một số nguồn sử liệu Trung Hoa cho rằng công chúa Văn Thành là người đã đưa văn hóa Trung Hoa tới Tây Tạng như việc Songtsän Gampo cho con cháu quý tộc tới Trường An học tập thi thư hay ra lệnh bãi bỏ việc dùng bùn đỏ bôi lên mặt..., nhưng các sử liệu Tây Tạng không chứng thực cho điều này.

Chùa Changzhug (chùa Xương Châu) tại huyện Nãi Đông (địa khu Sơn Nam, khu tự trị Tây Tạng) cũng gắn liền với công chúa Văn Thành. Một bức tranh thêu (thangka) của bà được lưu giữ trong một điện thờ tại chùa này.

Người Tây Tạng xem bà như là hóa thân của Lục Độ mẫu.

8. CAO DƯƠNG CÔNG CHÚA

Cao Dương công chúa (? - 653), không rõ tên thật, là con gái thứ 17của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Theo vai vế, công chúa là em gái của cô của Đường Cao Tông Lý Trị và là cô mẫu của Thái Bình công chúa.

Sinh mẫu của Cao Dương công chúa không được ghi lại. Trong số các con gái của mình, Đường Thái Tông sủng ái Cao Dương công chúa nhất, do bà không những dung mạo xinh đẹp mà còn vô cùng thông tuệ. Đến tuổi trưởng thành, Cao Dương công chúa được Thái Tông gả cho con trai thứ hai của Tể tướng Phòng Huyền Linh là Phòng Di Ái. Di Ái là người chuộng võ kém văn, sau khi lấy được công chúa, cũng được sủng ái hơn các chàng rể khác. Con cả Phong Huyền Linh là Phòng Di Trực, sớm được phong là Quang Lộc đại phu, lấy việc Di Ái đã lấy được công chúa, xin nhường quan chức cho Di Ái, nhưng Đường Thái Tông không nghe.

nhung cong chua nha duong noi tieng 8

Một lần, Cao Dương công chúa cùng Di Ái đi săn vào nghỉ ở một ngôi chùa. Trụ trì của chùa là Biện Cơ có dáng vẻ khôi ngô ra nghênh đón, mời công chúa ở lại đấy qua đêm. Công chúa rộng lòng bố thí, với Biện Cơ kết thành duyên phận. Công chúa có tình cảm với Biện Cơ, ra vào không kiêng kỵ. Việc đến tai Thái Tông, ông lệnh đem Biện Cơ xử tử cùng với hơn 10 nô tài ở bên công chúa do tội bao che cho chủ. Công chúa không tự biết tội, càng oán trách Thái Tông. Từ đó, công chúa không kiêng dè điều gì nữa, mặc sức tư thông với văn nhân đạo sĩ. Cho đến tận khi Đường Thái Tông mất, công chúa cũng không mảy may xót thương mà còn nhảy múa ăn mừng.

Năm Vĩnh Huy thứ 4 (653), Cao Dương công chúa xui chồng Di Ái tranh tước vị với anh trưởng Di Trực, tố cáo Di Trực đối với mình vô lễ. Đường Cao Tông Lý Trị sai Trưởng Tôn Vô Kị điều tra, nào ngờ phác giác công chúa cùng chồng mưu lập Kinh vương Lý Nguyên Cảnh làm Hoàng đế, ý đồ tạo phản. Đường Cao Tông hạ lệnh chém đầu bọn Phòng Di Ái, Tiết Vạn Triệt, Sài Lệnh Võ; còn Kinh vương Lý Nguyên Cảnh cùng Ngô vương Lý Khác và hai công chúa Cao Dương, Ba Lăng đều cho tự vẫn. Đến niên hiệu Hiển Khánh, Cao Dương công chúa được truy phong là Hợp Phổ công chúa.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187
du lich my 39tr
du lich chau au
du lich canada

Tin Tức Mới Nhất