Slider

TÁM VỊ TIÊN BẤT TỬ CỦA ĐẠO LÃO Ở TRUNG HOA

Tám vị tiên, theo ấn bản sau đời nhà Minh, là gồm có: Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lam Thái Hoà, và Hà Tiên Cô. Rất khác nhau về bề ngoài và cá tính, 8 vị này là Đại Tiên trong Đạo gia, và họ thường tụ tập, họp mặt với nhau để hàn thuyên việc tu Đạo.

1/ Lý Thiết Quả

Trong Bát Tiên thì Lý Thiết Quải là vị Tiên đắc đạo đầu tiên và sau đó có công giúp các vị kia thoát tục thành Tiên. Vì thế, người ta còn nói Lý Thiết Quải là vị Tiên đứng đầu bảng của Bát Tiên. 

bat tien trong dao lao trung hoa 2

Lý Thiết Quả: họ Lý, tên là Huyền, hiệu là Ngưng Dương, nên thường gọi là Lý Ngưng Dương, diện mạo nghiêm trang, tính khí ngay thẳng, trong sạch, học rộng biết nhiều, không theo đuổi công danh mà muốn đi tu Tiên. Biết được Lão Tử đang dạy đạo trên Hoa Sơn, Lý Ngưng Dương liền tìm đến xin học. Chính vì thế mà hình ảnh của ngài tượng trưng cho trí tuệ và sự sáng suốt.

2/ Hán Chung Ly

Chung Ly Quyền, hiệu là Vân Phòng, làm đại tướng trong triều đình nhà Hán nên còn được gọi là Hán Chung Ly hay Hớn Chung Ly. Ông có thân hình mập mạp, bộ râu xoăn và đôi mắt khoan hòa, mặc chiếc áo phanh trần, để lộ chiếc bụng tròn.

bat tien trong dao lao trung hoa 3

Ông là vị tiên luyện nước thánh và tay phe phẩy chiếc quạt thần dùng để cứu người bệnh. Chung Ly Quyền tượng trưng cho sức khỏe và quyền năng chữa bệnh.

3/ Trương Quả Lão

Là một lão tiên chuyên nghề thuật sĩ và những lĩnh vực huyền bí. Vật tiêu biểu là cái trống cơm và con lừa mà ông luôn cưỡi nhưng ngồi ngược. Khi không cưỡi, ông gói con lừa lại cho vào một cái bị cói đeo kè kè sau lưng.

bat tien trong dao lao trung hoa 4

Trương Quả Lão tay mang một nhạc cụ giống như ống tre. Ông nắm giữ sự thông thái của tuổi già. Ông được tôn là nhà hiền triết, ban sự thông thái, minh mẫn cho những người cao tuổi trong gia đình.

4/ Lã Động Tân

Ông xuất thân Đạo gia nên thường sử dụng phất trần và kiếm phép. Kiếm phép là kiếm biết bay và nghe theo lời ông sai khiến. Ông được tôn là ông tổ của nghề thợ cạo.

la dong tan 4

Là một học giả ẩn dật được tôn sùng như thần hộ mệnh của những người bệnh, thanh kiếm của ông có phép thuật để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và loại bỏ những nguồn năng lượng xấu. Tay phải ông cầm phất trần để chữa bệnh. 

5/ Tào Quốc Cữu

bat tien trong dao lao trung hoa 5Tào Quốc Cữu (Tào Hữu), em ruột của Tào Thái hậu, đời vua Tống. Ông có nghề gõ phách nhịp, nên còn được xưng tụng là ông Tổ của các kịch sỹ, diễn viên. Ông kết bạn với Hán Chung Ly và Lã Động Tân sau đó từ bỏ vinh hoa phú quý và tu tiên. Ông thường mặc một chiếc áo nhà quan quý phái, toát lên vẻ cao quý, thanh nhã.

6/ Hàn Tương Tử

bat tien trong dao lao trung hoa 6

Hàn Tương Tử là người có biệt tài thổi sao nên được gọi là "Học Sỹ thổi tiêu", ông đã sáng tác những bản nhạc êm dịu từ ống sáo thần. Ông sống dưới thời nhà Thương, là bạn có Lã Động Tân và cũng nhờ đó tu đắc đạo. Tiếng sáo thần thu hút những điềm lành bao quanh ông, vì thế mà tất cả muông thú, côn trùng, cây cỏ đều phát triển mạnh mẽ khi ông xuất hiện. Khả năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho cây cối mọc nhanh trong tích tắc.

7/ Lam Thể Hòa

Tương truyền Lam Thể Hòa (hay còn gọi là Lam Thái Hòa) do Xích Cước Đại Tiên đầu thai xuống trần, có hình dáng cậu bé trai (hoặc bé gái trong nhiều dị bản), tay xách giỏ hoa, thường mặc áo rộng màu xanh, buộc dây lưng đen, một chân đi đất, một chân mang giày, mùa hè mặc áo bông mà không biết nóng nực, mùa đông chỉ mặc áo đơn mà không biết lạnh.

bat tien trong dao lao trung hoa 7

Thực tế không phân biệt được Lam Thể Hòa là nam hay nữ nên dân gian coi ông là bán nam bán nữ. Ông sinh vào cuối thời Thương và đắc đạo sau một trận say túy lúy, trời long đất lở, ông được một con ngỗng trời đưa về trời.Thường ngày, ông ra chợ, vừa ca vừa gõ nhịp, để xin tiền bố thí. Những bài ca do ông tự đặt ra đều có ý khuyên người đời bỏ dữ theo lành. Tiền xin được, ông cột vào dây lưng và bố thí cho người nghèo khổ. Lam Thể Hòa là một vị tiên mang đến sức khỏe và niềm vui cho gia đình.

8/ Hà Tiên Cô

Hà Quỳnh hay Hà Tiên Cô quê ở huyện Tăng Thành, tỉnh Quảng Châu, đời nhà Thương, đây là vị nữ tu chính xác duy nhất trong Bát Tiên (do Lam Thể Hòa không biết là nam hay nữ).

bat tien trong dao lao trung hoa 8

Tương truyền lúc còn nhỏ bà vốn được gọi là Hứa Sinh (là tên con trai), sau mới được coi là nữ (nhiều tài liệu cho rằng bà đã cải giống chuyển từ nam thành nữ). Bà rất có hiếu, một lòng phụng dưỡng mẹ già ốm đau, nhờ đó mà đắc đạo thành tiên.Khi còn bé, vị tiên này có 6 cái xoáy trên đầu mà ai cũng cho là kỳ tướng. Sau khi thành tiên, Hà Tiên Cô thường cầm hoa sen linh thiêng và cây phất trần. Nếu thờ bà trong nhà thì những người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hoa sen và trái đào biểu thị cho sự sung túc và trù phú.

TÁM PHÁP KHÍ THẦN THÔNG QUẢNG ĐẠI CỦA BÁT TIÊN VÀ CÂU CHUYỆN VƯỢT BIỂN KỲ LẠ

Nhắc đến các vị tiên trong truyền thuyết, không thể không nhắc tới tám vị tiên huyền thoại với những pháp khí kỳ lạ trong “Bát tiên quá hải, các hiển thần thông” (tám vị tiên vượt biển, triển hiện thần thông). Vậy, những pháp khí đó là gì, và câu chuyện vượt biển ly kỳ này bắt đầu như thế nào?

Một ngày, Vương Mẫu nương nương mở yến hội bàn đào và mời các vị thần tiên cùng tới tham dự. Bởi Vương Mẫu nương nương là nữ Thọ tinh, cai quản việc luyện thuốc trường sinh ở núi Côn Lôn, do vậy hội bàn đào của bà cũng vô cùng đặc biệt.

Tương truyền, vườn đào tiên được chính Vương Mẫu nương nương tự tay vun trồng, có hết thảy 3.600 cây. Phía trước là 1.200 cây với hoa nhỏ trái nhỏ, 3.000 năm mới chín, người ăn đào này thì thân thể nhẹ nhàng, thanh xuân mãi mãi. Ở giữa là 1.200 cây, hoa nở thành tầng, trái thơm quả ngọt, 6.000 năm mới chín, ăn vào có thể cưỡi mây lướt gió, bay bổng lên chín tầng thiên. Phía sau là 1.200 cây, trái tím hạt vàng, 9.000 năm mới chín, người ăn vào sẽ phúc lộc cùng trời đất, thọ ngang cùng nhật nguyệt, mãi mãi bất lão trường sanh. Cho nên nói, bàn đào là vật báu của thiên địa mà chốn phàm trần không thể có.

bat tien trong dao lao trung hoa 9

Trong yến hội bàn đào, thần tiên khắp mười phương thế giới đều tề hội đông đủ, tiên khí bao phủ, mây lành vây quanh. Trong đó có tám vị tiên huyền thoại, được gọi là “Bát tiên”, đó là: Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lam Thái Hòa, và Hà Tiên Cô. Mỗi vị tiên nhân đều có một đặc điểm khác nhau. Tào Quốc Cữu là thân thích của một vị hoàng đế thời nhà Tống; Lý Thiết Quải có dáng vẻ giống như người ăn mày với một bên chân tật nguyền nên phải chống gậy sắt; Hà Tiên Cô là một thiếu nữ trẻ xinh đẹp; Trương Quả Lão là một cụ già tóc bạc, gương mặt hồng hào, râu tóc phất phơ, thường cưỡi ngược trên lưng một con lừa; Hàn Tương Tử là cháu trai của Hàn Dũ, một nhà văn triều Đường, đặc biệt yêu thích thổi sáo; Hán Chung Ly lúc nào cũng phe phẩy một cây quạt ba tiêu,... Họ đều là tiên nhân của Đạo gia, và thường tụ họp cùng nhau.

Trở lại với yến hội bàn đào, sau khi ăn uống no say, tám vị tiên nhân bái lạy Vương mẫu và cùng nhau quay về. Sau khi các vị tiên lên thuyền, Lã Động Tân đột nhiên nảy ra ý tưởng kỳ lạ, đề nghị mọi người không ngồi thuyền mà mỗi người hãy tự nghĩ cách để qua bờ bên kia.

Đầu tiên, Hán Chung Ly ném cây quạt ba tiêu xuống nước, rồi nằm ngửa trên đó để mặt quạt trôi đi. Lý Thiết Quải tháo bầu hồ lô đeo bên mình rồi thổi hơi vào, chiếc hồ lô biến thành lớn nổi trên mặt nước giống như một con thuyền, ông ngồi trên hồ lô tươi cười lướt sóng. Hà Tiên Cô cũng ném lá sen xanh xuống nước, trong phút chốc lá sen hoá lớn, Hà Tiên Cô nhẹ nhàng nhảy lên lướt sóng đuổi theo Lý Thiết Quải. Lam Thái Hoà ném chiếc giỏ trống, đáy giỏ vừa chạm mặt nước, trong giỏ liền có hoa tươi nở rực rỡ, Lam Thái Hoà tay cầm phách ngọc rẽ sóng mà đi. Hàn Tương Tử ném ống sáo rồi nhảy lên, ống sáo trôi như một chiếc tàu, Hàn Tương Tử miệng thổi sáo, chân đạp sáo sang bờ bên kia. Lã Động Tân ném cây bảo kiếm, trong vòng một trượng, sóng biển lặng yên. Tào Quốc Cữu tháo chiếc dây lưng ném xuống, Tào Quốc Cữu đứng trên dây giống như đứng trên lưng con rồng đang lắc đầu quẫy đuôi, rẽ sóng mà tiến. Trương Quả Lão cầm ngư cổ, từ tốn từ trong tay áo lấy ra một con lừa giấy, làm phép biến thành lừa thật rồi cưỡi ngược mà đi. Đây chính là câu chuyện “Bát tiên quá hải, các hiển thần thông” mà người ta vẫn nói.

bat tien trong dao lao trung hoa 10

Nhắc đến câu chuyện này, không thể không kể tới những pháp khí mà Bát tiên sử dụng. Những pháp khí này là “Bát Tiên ám”, cũng gọi là “Đạo gia bát bảo”, mang ý nghĩa cát tường, cũng đại diện cho tiên thuật vạn năng. Trong đó có hồ lô, phiến tử (cái quạt), bảo kiếm, liên hoa (bông sen), hoa lam (giỏ hoa), ngư cổ, địch tiêu, Âm Dương bản. Vậy những pháp khí này có gì đặc biệt?

Trương Quả Lão - Ngư Cổ (cái mõ hình con cá)

Bảo vật ngư cổ (trống cả) của Trương Quả Lão có thể nói về mạng sống của con người. “Gõ vào Ngư Cổ sẽ vang lên phạm âm”, nghĩa là có thể đoán trước sự việc xảy ra trong một đời người.

Lã Động Tân- Bảo Kiếm

“Kiếm hiện linh quang, yêu ma quỷ quái đều sợ hãi”, thanh bảo kiếm của Lã Động Tân có khả năng tránh tà, đuổi ma.

Hàn Tương Tử - Địch Tiêu (cây sáo ngang)

“Tử tiêu thổi ra âm thanh có thể ổn định hàng trăm cơn sóng lớn mạnh”, chiếc sáo của Hàn Tương Tử có khả năng khiến vạn vật sinh sôi nảy nở.

Hà Tiên Cô - Liên Hoa (đoá sen)

“Tay cầm liên hoa, không vướng bụi trần”, bông sen của Hà Tiên Cô có khả năng tu tâm dưỡng tính.

Lý Thiết Quải - Hồ Lô

“Trong hồ lô có chứa ngũ phúc”, hồ lô của Lý Thiết Quải có thể cứu giúp chúng sinh.

Hán Chung Ly - Phiến Tử (chiếc quạt)

“Khinh dao tiểu phiến lạc đào viên” (chỉ cần lắc nhẹ chiếc quạt cũng vui vẻ), chiếc quạt của Hán Chung Ly có khả năng cải tử hồi sinh.

Tào Quốc Cữu - Ngọc Bản (miếng ngọc)

“Ngọc bản thanh tẩy, tịnh hoá vạn vật”, tấm ngọc của Tào Quốc Cửu có khả năng thanh tẩy, tịnh hoá mọi vật chung quanh.

Lam Thái Hòa - Hoa Lam (giỏ hoa)

“Thứ cất chứa trong giỏ hoa không phải là vật của phàm trần”, chiếc giỏ của Lam Thái Hòa có khả năng quảng thông thần minh, giúp chư Thần gia tăng sức mạnh.

Những pháp khí của Bát tiên không chỉ là báu vật nơi tiên thánh, mà còn là biểu tượng cho trí huệ và pháp lực vô biên. Các vị tiên đều từ người thường mà tu thành, đều từng trải qua quá trình tu luyện gian khổ trước khi đắc Đạo thành tiên, trở thành bậc thánh thần, tiêu diêu tự tại nơi thiên giới. Câu chuyện về họ đã ghi dấu ấn cho một thời nhân thần đồng tại trong văn hoá Thần truyền phương Đông.

Trên đây những thông tin thú vị mà Viet Viet Tourism muốn giới thiệu với các du khách về 8 vị tiên bất tử trong Đạo Lão, mong rằng bài viết sẽ đem đến nhiều hiểu biết hơn cho du khách về các vị thần Trung Hoa. Nếu du khách muốn tìm hiểu nhiều hơn thì đừng chần chờ gì mà không thực hiện một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187
du lich my 39tr
du lich chau au
du lich canada

Tin Tức Mới Nhất