Slider

1. Hoàng hậu Uyển Dung (1906-1946)

Nếu như nói rằng cuộc đời ông vua bù nhìn Phổ Nghi nhiều long đong, hai lần lên ngôi rồi lưu đày, ngồi tù… thì số phận người phụ nữ đầu tiên gắn bó với ông cũng long đong không kém. Hiếu Khác Mẫn Hoàng hậu là Hoàng hậu của Hoàng đế Phổ Nghi Nhà Thanh, đồng thời cũng là Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa.

Uyển Dung có tên đầy đủ là Quách Bố La Uyển Dung. Bà là con gái duy nhất của Nội vụ Đại thần Vinh Nguyên. Gia tộc Quách Bố La là một gia tộc rất có thế lực khi nhiều đời đều có người giữ chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Thanh.

Sinh ra trong gia đình quý tộc nên từ nhỏ bà đã được tiếp xúc với hai nền văn hóa. Uyển Dung theo học tại một ngôi trường do Giáo hội Cơ đốc Mỹ thành lập. Bà còn học tiếng Anh, biết đàn piano và đặc biệt rất hâm mộ nhạc jazz - loại nhạc vốn rất được ưa chuộng thời bấy giờ. Bên cạnh đó, Uyển Dung cũng được giáo dục rất kỹ càng về những phép tắc lễ nghi truyền thống Trung Hoa. Người ta nói bà sở hữu sắc đẹp và tài năng hiếm thấy với sự kết hợp của cả hai nền văn hóa. Tuy nhiên, chính sự thế lực của gia tộc đã biến cuộc đời của người đàn bà cầm kỳ thi họa này thành chuỗi những bi kịch vì tranh đấu quyền lực.

Năm 1921, khi Phổ Nghi vừa tròn 16 tuổi, triều đình nhà Thanh dù đã mất địa vị thống trị song vẫn quyết định tổ chức tuyển chọn mỹ nữ nhằm tìm ngôi Hoàng hậu. Con gái các nhà quý tộc từ khắp nơi đều gửi ảnh về với hy vọng sẽ được trở thành mẫu nghi thiên hạ.

Uyển Dung khi đó vốn được sống từ nhỏ trong gia đình quyền quý nên chăm sóc rất kỹ càng về nhan sắc. Theo nhiều ghi chép, bà sở hữu dung mạo thanh tân, mái tóc đen tuyền, làn da trắng hồng, nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì. Cộng thêm với sự quyền lực của gia tộc, bà được vua Phổ Nghi chọn vào vị trí mẫu nghi thiên hạ. Bấy giờ trong thiên hạ vẫn có tin đồn rằng bố của Uyển Dung đã bỏ ra 20 vạn lạng vàng để mua ngôi Hoàng hậu cho con gái.

cuoc doi 5 ba vo cua pho nghi 1

Ngày 1/12/1922, “Đại hôn lễ” của Phổ Nghi và Uyển Dung được tổ chức khi hai người vừa tròn 17 tuổi. Do địa vị của triều đình nhà Thanh đã suy giảm nên hôn lễ cũng của bà cũng không được tổ chức xa hoa như những đại hôn của các Hoàng đế trước. Không giống những vị Hoàng hậu khác được rước vào Tử Cấm Thành qua cổng chính Đại Thanh Môn, Uyển Dung phải đi qua cổng phụ là cổng Đông Hoa. Bấy giờ, nhiều người đã cho rằng, đây là điềm báo chẳng lành về cuộc đời truân chuyên của một Hoàng hậu.

Xinh đẹp và tài năng, lại lên ngôi mẫu nghi khi mới 17 tuổi, thế nhưng chính Uyển Dung cũng không thể ngờ rằng, cuộc đời bà từ đây đã bắt đầu một bi kịch với cay đắng và bất hạnh. Ngay sau đại hôn lễ, Uyển Dung đã phải chịu sự cô đơn trong chính đêm đầu tiên nên duyên vợ chồng. Trong đêm tân hôn, Phổ Nghi chỉ tới nhìn mặt Uyển Dung một lần rồi lạnh lùng nói: “Được rồi, hãy về nghỉ đi!”.

Ban đầu, Uyển Dung thường đọc sách, viết chữ, vẽ tranh để giết thời gian khi Phổ Nghi luôn lảng tránh mình. Song một người phụ nữ đang tuổi thanh xuân với sức trẻ hừng hực chẳng thể nào chịu nổi mãi cảnh cô quạnh phòng trống như vậy. Uyển Dung bắt đầu bị cuốn vào những thói xấu của tầng lớp quý tộc lúc bấy giờ. Bà tìm tới thuốc phiện để "đỡ cô đơn". Có ghi chép cho rằng, chính Phổ Nghi là người đã đưa Uyển Dung tới con đường sa ngã này.

Uyển Dung vốn bị đau bụng kinh rất nặng. Vua Phổ Nghi để giúp vợ trị đau bụng kinh đã cho bà dùng thuốc phiện, cũng như một liều thuốc giúp bà quên đi sự thiếu thốn tình cảm cũng như lạnh lẽo trong đời sống chăn gối. Ban đầu, bà chỉ dùng thuốc phiện mỗi khi đến tháng, song dần dần thuốc phiện đã trở thành thứ không thể thiếu. Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện, dùng thuốc phiện như cơm ăn nước uống hàng ngày.

Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, một vị quan thái giám bấy giờ trong cuốn hồi ký, Uyển Dung thường có thói quen tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Người ta nói bà thường khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve cơ thể mình như để khỏa lấp nỗi cô đơn, mặc kệ ánh mắt nhìn xung quanh của các thị nữ. Không chỉ vậy, bà còn có những thói quen và sở thích rất đỗi quái đản.

cuoc doi 5 ba vo cua pho nghi 2

Sự cô đơn trong mối quan hệ vợ chồng đã khiến bà nảy sinh tình cảm với người đàn ông họ Lý nghèo hèn cũng chính là giúp việc cho chồng mình. Chẳng bao lâu sau, Uyển Dung mang thai khiến Phổ Nghi vô cùng giận dữ. Trước đó chuyện bị Thục phi Văn Tú ly hôn vì bất lực đã khiến vua vô cùng nhục nhã nên Phổ Nghi dù rất tức giận cũng không thể ly hôn lần nữa, ảnh hưởng đến việc khôi phục quyền lực nhà Thanh.

Bi kịch vẫn chưa kết thúc ở đó khi những năm tháng sau này, Uyển Dung đều phải sống trong sự lạnh nhạt của Phổ Nghi cũng như sự đau đớn xót xa thay cho thân phận. Năm 1946, khi vừa tròn 40 tuổi, Uyển Dung qua đời trong phòng giam tại trại giam thành phố Diên Cát. Bà đã kết thúc cuộc đời một Hoàng hậu sinh ra vốn cành vàng lá ngọc một cách cô đơn, không một người thân tín.

2. Thục phi Văn Tú (1909-1953)

Thục phi Văn Tú tên thật là Ngạch Nhĩ Đắc Văn Tú, thời đi học còn có tên khác là Phó Ngọc Phương, sinh ra trong một gia đình quý tộc. 13 tuổi, Văn Tú đã chín chắn như một cô gái trưởng thành, không những thế, càng lớn cô càng xinh đẹp, mắt to tinh anh, da trắng như trứng gà bóc, xứng đáng là một mỹ nhân thời ấy, hơn nữa Văn Tú còn là một cô gái thông minh, lanh lợi.

Khi cô 14 tuổi, lúc này triều đình muốn tuyển chọn vợ cho vưa Phổ Nghi, người chú của cô là Hoa Kham lập tức gửi ảnh của Văn Tú. Vậy là Văn Tú đã được đưa vào cung cùng với người vợ cả là Hoàng hậu Uyển Dung.

Cảnh hai vợ chung một chồng dù đời nào đi chăng nữa cũng luôn mang đến những sự mâu thuẫn. Mỗi lần Phổ Nghi tới phòng Văn tú thì Uyển Dung đều tỏ ra không vừa ý và gây sự. Một hôm Uyển Dung đang ngồi trong sân, Văn Tú đi ra cổng, không biết vô tình hay cố ý, cô nhổ một miếng nước bọt. Uyển Dung thấy thể, mặt biến sắc, lên mách chuyện, Phổ Nghi gọi Văn Tú tới và mắng một trận.

Có lẽ những ngày tháng cô độc của Văn Tú chỉ có sách làm bạn, cô ham mê đọc sách. Về sau, Phổ Nghi thấy thương cảm bèn mời một giáo viên tiếng Anh về dạy cho cô, cũng từ đây tư tưởng của cô đã cởi mở hơn rất nhiều, song cuộc sống yên bình bầu bạn với sách cũng chẳng kéo dài được lâu.

cuoc doi 5 ba vo cua pho nghi 4

Khi biết Phổ Nghi có ý định bắt tay với quân Nhật để khôi phục lại nhà Thanh, và chứng kiến ông đi hết sang lầm này sang sai lầm khác, Văn Tú đã nhiều lần khuyên can nhưng không được, hơn nữa còn khiến Phổ Nghi ghét bỏ. Những người hầu, thái giảm thấy thế cũng tỏ thái độ với cô ra mặt. Văn Tú cảm thấy thực sự không thể sống trong gia đình này nữa.

Thục phi vô cùng chán nản, lúc này lại được sự ủng hộ của cháu gái họ là Ngọc Phần, cô tìm 3 vị luật sư, kiện Phổ Nghi ngược đãi với mình và đòi ly dị, trong đơn kiện có ghi: "Kiện Phổ Nghi ngược đãi Văn Tú, không thể chịu đựng hơn được nữa. Phổ Nghi mắc bệnh yếu sinh lý, ở cùng nhau 9 năm kết hôn chưa một lần sủng hạnh bà".

Sự việc bấy giờ đã gây nên một cuộc chấn động không nhỏ. Báo chí khi ấy còn gọi Văn Tú bằng cái tên "Hoàng phi cách mạng". Phổ Nghi không lường trước được sự việc, bẽ mặt và ngậm đắng đồng ý ly hôn. Ông trở thành vị Hoàng đế đầu tiên bị hoàng phi ly hôn với một lý do không thể hổ thẹn hơn.

Chính nhờ sức mạnh của dư luận, Văn Tú đã thắng kiện, kết quả là, ngày 22/10/1931, sau nhiều ngày đàm phán, cuối cùng, Phổ Nghi cũng ký vào tờ giấy ly hôn gồm 3 điều: Một là, sau khi ly hôn, Phổ Nghi phải cung cấp cho Văn Tú 550 ngàn tiền sinh hoạt phí. Hai là, Phổ Nghi phải đồng ý để Văn Tú mang theo những đồ dùng và quần áo thường ngày của mình. Ba là, sau khi Văn Tú về Bắc Bình sống nhất định không được làm việc gì ảnh hưởng tới danh dự của Phổ Nghi.

Về sau, cô kết hôn cùng người đàn ông tên Lưu Chấn Đông, xây dựng cuộ sống gia đình nghèo khó nhưng bình yên. Ngày 18/9/1953, vị thục phi cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc qua đời trong căn nhà vẻn vẹn 10 m2. Năm đó, Văn Tú mới 45 tuổi.

3. Đàm Ngọc Linh (1920-1942)

Ngọc Linh được sinh ra trong một gia đình Mãn Châu ở Bắc Kinh. Gia tộc của bà tên Tha Tha Lạp, nhưng bà đã cải sang họ Đàm, một họ gốc Hán phổ biến. Bà làm vậy để tránh gặp rắc rối vì các phong trào chống Mãn Thanh dâng cao sau khi Nhà Thanh bị lật đổ năm 1911 bởi Cách mạng Tân Hợi.

Đầu năm 1937, khi bà còn đang học trung học tại Bắc Kinh, bà được chọn để phối ngẫu với Phổ Nghi và được đưa đến Trường Xuân, thủ đô của Mãn Châu Quốc. Ngày 6/4, bà thành thân với Phổ Nghi tại Cung điện Trường Xuân và được ban hiệu Tường Quý nhân. Lúc ấy, theo quy định nhà Thanh, trong hậu cung, chức quý nhân là người phụ nữ giữ quyền hành xếp thứ sáu.

cuoc doi 5 ba vo cua pho nghi 3

Vốn là một cô gái thông minh nhanh nhẹn, biết đối nhân xử thế, mặc dù khi đó mới có 17 tuổi, cô rất được lòng vị vua này. Vua Phổ Nghi là một người rất thích chụp ảnh, theo thống kê, trong số những bức ảnh mà ông chụp trong hậu cũng, hoàng hậu Uyển Dung chỉ có 8 bức, trong khi đó, Đàm Ngọc Linh có hẳn 33 bức. Điều này chứng tỏ, Ngọc Linh được lòng vì vua này đến thế nào. Thế nhưng, những ngày tháng hạnh phúc của cô không được bao lâu, 5 năm sau cô đột ngột qua đời. Đến nay cái chết của Đàm Ngọc Linh vẫn là một điều bí ẩn.

Sự ra đi của người vợ trẻ 22 tuổi đến mãi sau này vẫn để lại cho Phổ Nghi nhiều tiếc nuối. Có người cho rằng, lúc đó cô mắc chững phong hàn, cũng có người nói do cô uống thuốc độc, lại có người nói cô bị hại chết. Chỉ riêng Phổ Nghi lúc đó im lặng, ông không nói gì về nguyên nhân cái chết của vợ mình. Cho mãi tới ngày 19/8/1946, trong lần tham gia cuộc họp tại Viễn Đông, ông mới đột nhiên lên tiếng: “Người vợ yêu của tôi là do quân Nhật giết hại”. “Người vợ yêu” ở đây chính là chỉ Đàm Ngọc Linh. Sắc mặt của ông bỗng trở nên bi thương: “Người vợ của tôi, cô ấy mới 22 tuổi, chúng tôi vốn rất hòa hợp, cô ấy thường nói với tôi rằng, bây giờ không phải lúc chúng ta vùng dậy, phải nhẫn nại, đợi tới ngày tự do trở lại, đợi tới ngày chúng ta giành lại được Mãn Châu. Nhưng sau đó cô ấy ngột ngột qua đời!” Nghe những lời này, cả hội trường bỗng trở nên trầm lắng. Đến đây, giọng ông lại quyết liệt và đầy sự phẫn nộ: “Cái chết của cô ấy chính là do bọn Nhật khốn khiếp. Cô ấy chỉ là mắc chững phong hàn, vậy mà sau khi tên bác sĩ người Nhật tới điều trị, cô ấy lại bệnh ngày càng nặng hơn!”. Những lời nói của Phổ Nghi chứng tỏ tình cảm của ông dành cho cô nhiêu đến thế nào, sự ra đi của cô khiến ông dằn vặt trong suốt nhiều năm trời và có lẽ cho đến tận sau này, chưa có người vợ nào có thể chiếm được tình yêu của ông nhiều như thế.

Sau khi mất, Đàm Ngọc Linh được Phổ Nghi ban cho thụy hiệu Minh Hiền Quý phi và tổ chức đám tang cho bà tại Bàn Nhược Tự ở Trường Xuân. Sau sự sụp đổ của Mãn Châu Quốc năm 1945 khi Nhật Bản đầu hàng vào cuối Thế Chiến II, Phổ Nghi yêu cầu hài cốt của bà được hỏa táng và gửi về cho người thân tại Bắc Kinh. Phổ Nghi được cho rằng đã yêu thương Ngọc Linh rất nhiều và luôn giữ bên mình tấm ảnh của bà cho đến khi ông mất năm 1967.

4. Lý Ngọc Cầm (1928-2001)

Lý Ngọc Cầm, đôi khi được gọi là "Mạt Đại Hoàng phi", nghĩa là Hoàng phi cuối cùng, là vợ thứ tư của Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Bà kết hôn với Phổ Nghi khi ông là hoàng đế danh nghĩa của Mãn Châu Quốc, một quốc gia bù nhìn được thành lập bởi Nhật Bản trong Chiến tranh Trung-Nhật.

Lý Ngọc Cầm là người Hán, gốc ở Sơn Đông. Bà được sinh ra trong một gia đình nông dân tại Trường Xuân, Cát Lâm. Bà từng học tại Học viện Nữ tử Nam Lĩnh tại Cát Lâm, sau được gọi là Hsinking, thủ đô của Mãn Châu Quốc. Tháng 2/1943, bà và 9 nữ học tử khác đã được hiệu trưởng của họ Kobayashi và thầy Fuji đưa đến một phòng thu hình để chụp ảnh chân dung. Ba tuần sau đó, Hiệu trưởng đã ghé thăm nhà bà nói với bà rằng Hoàng đế Mãn Châu quốc Phổ Nghi hạ lệnh đưa bà vào cung học để học. Đầu tiên bà được đưa trực tiếp đến chỗ của Yasunori Yoshioka, người đã hỏi bà rất kỹ lưỡng. Sau đó Yoshioka đưa bà về nhà và nói với cha mẹ bà rằng Phổ Nghi hạ lệnh đưa bà vào cung. Tiền lúc này đã được đưa đến cha mẹ bà. Bà đã phải chịu một cuộc kiểm tra y tế và sau đó được đưa đến chỗ của Uẩn Hòa, em gái của Phổ Nghi, và được dạy các nghi thức trong cung. Bà sau đó trở thành phi tần của Phổ Nghi với danh hiệu Phúc Quý Nhân.

Liệu có thật cô có “Phúc” như cái tên được gọi? Vì cô sinh ra trong gia đình nghèo khó, sau khi vào cung thường xuyên bị coi thường. Còn về phía Phổ Nghi, để khống chế người vợ mới 15 tuổi, ông đưa ra 21 điều khoản cấm kỵ với cô: Phục tùng mọi quy tắc trong cung, mọi hành vi ngôn ngữ phải nhất nhất tuần theo Phổ Nghi, không được về thăm gia đình, không được nghe lỏm chuyện ngoài cung cũng không được chau mày nhăn mặt,...

Những ngày sống cùng Phổ Nghi đối với Ngọc Cầm không khác nào sống cạnh “hổ”. Khi ông vui thì cười nói ha hả, muốn cô hát cho ông nghe, đôi khi còn diễn kịch cho cô xem. Nhưng khi ông ta tức giận lại mắng cô, đánh cô và đưa ra 21 điều luật bắt cô phải cười.

cuoc doi 5 ba vo cua pho nghi 5

Cô được đưa vào cung 2 năm thì chế độ Mãn Châu Quốc sụp đổ sau khi Nhật Bản đầu hàng cuối Thế Chiến II. Bà đã cố gắng để trốn thoát khỏi Trường Xuân, cùng với Phổ Nghi, Hoàng hậu Uyển Dung và các thành viên còn lại triều đình Mãn Thanh. Bà cũng như các thành viên khác của gia đình Phổ Nghi được sơ tán cùng ông xe lửa từ Trường Xuân đến Dalizigou. Phổ Nghi sau đó lại tiếp tục di đến Thẩm Dương bằng máy bay, nơi ông bị bắt và đưa sang Liên Xô. Theo Phổ Nghi, Lý Ngọc Cầm lúc đó đã rất sợ hãi và cầu xin để được đi với ông khi ông rời Dalizigou đến Thẩm Dương, nhưng ông cam đoan với bà rằng bà cùng với Uyển Dung sẽ đến được Nhật Bản thông qua xe lửa. Một số tài liệu nói rằng việc Phổ Nghi để hai người phụ nữ đi bằng xe lửa là vì ông tin rằng họ sẽ được đối xử tốt hơn bởi quân đội.

Họ ngay sau đó bị bắt bởi quân đội Liên Xô và bị đưa đến một nhà tù tại Trường Xuân. Hoàng hậu Uyển Dung mất tại đây cùng năm trước khi Ngọc Cầm được thả năm 1946 và được đưa về nhà. Bà làm việc trong một nhà máy dệt và trong một thư viện tại Trường Xuân, nghiên cứu các tác phẩm của Karl Marx và Lenin. Năm 1955, bà bắt đầu qua lại thăm Phổ Nghi trong tù.

Bà chính thức ly dị Phổ Nghi năm 1958. Sau đó bà kết hôn với một phát thanh viên đài truyền hình Trường Xuân tên Hoàng Dục Canh, và có hai đứa con trai với ông. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa bà đã trở thành mục tiêu cho một cuộc tấn công của các Hồng Vệ binh bởi vì bà từng là thiếp của Phổ Nghi.

Ngày 4/24/2001, Lý Ngọc Cầm bệnh nặng qua đời tại Trường Xuân sau 6 năm chiến đấu với bệnh xơ gan, hưởng thọ 73 tuổi.

5. Lý Thục Hiền (1925-1997)

Cuộc hôn nhân giữa Phổ Nghi và người vợ cuối cùng Lý Thục Hiền cũng rất được sự quan tâm của dư luận. Trong cuốn “Bí mật lần kết hôn cuối cùng của vua Phổ Nghi” có viết: "Lý Ngọc Cầm là một người phụ nữ phức tạp. Bà đã từng làm vũ công và có 3 lần kết hôn. Người chồng đầu của bà sau ly hôn đã phản cách mạng. Bà ly hôn với người chồng thứ hai một năm trước khi lấy Phổ Nghi và bà cũng đã từng chung sống cùng các điệp viên Nhật Bản".

Năm 37 tuổi, Lý Thục Hiền trở thành người vợ thứ 5 của Phổ Nghi. Bấy giờ bà là hộ lý Bệnh viện liên hợp khu Triều Dương Bắc kinh. Người ta đồn rằng chính thủ tướng Chu Ân Lai là người chủ hôn, nhưng thực tế người giới thiệu Lý Thục Hiền với Phổ Nghi chính là Sa Tăng Hy - cán bộ biên tập Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh.

cuoc doi 5 ba vo cua pho nghi 6

Về tình cảm vợ chồng giữa hai người lại có rất nhiều câu chuyện trái ngược nhau. Có người kể lại rằng, Phổ Nghi rất mực yêu thương vợ, ông từng nói: "Từ trước tới nay, tôi quen sống đầy đủ sung sướng. Với tôi, phụ nữ chỉ giống như một trò tiêu khiển, người duy nhất tôi thấy yêu thương là Ngọc Linh, nhưng cô ấy đã qua đời. Cho tới bây giờ gặp được Thục Hiền, tôi mới biết rằng trên đời lại có thứ tình yêu ngọt ngào như thế!". Giữa trời mưa, ông còn cầm ô đi đón vợ, thấy giữa đường có chiếc hố không nắp đậy, ông sợ vợ dẫm phải, bèn đứng dưới trời mưa canh chiêc hố nửa tiếng đồng hồ.

Nhưng cũng có người cho rằng, Phổ Nghi vốn không thể làm tròn trách nhiệm của người chồng, nên cuộc sống hai vợ chồng luôn lục đục. Lý Thục Hiền còn nói rằng: “Thật là hối hận đã lấy Phổ Nghi. Tôi xuất thân từ dân thường, nếu không lấy Phổ Nghi tôi cũng đã sớm đi làm Hồng vệ binh rồi”.

Ngày 17/10/1967, Phổ Nghi bệnh nặng qua đời. 30 năm sau, Lý Thục Hiền cũng qua đời do căn bệnh ung thư phổi, hưởng thọ 72 tuổi. Sau khi bà mất, con cháu dòng họ Ái Tân Giác La thuộc Hoàng thất nhà Thanh đã truy tôn bà là Hiếu Duệ Mẫn Hoàng Hậu. Bà là Hoàng hậu được truy tôn cuối cùng của nền quân chủ Trung Hoa.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187
du lich my 39tr
du lich chau au
du lich canada

Tin Tức Mới Nhất