Slider

Năm Thiên Khải thứ nhất (tức năm 1621) đã mở ra một thời đại mới cho triều đại nhà Minh, một thời đại kéo dài 7 năm và được các sử gia đời sau đặt tên là “Thời đại Ngụy Trung Hiền”. Xuất thân là một kẻ vô học và chẳng biết điều gì ngoài rượu chè và cờ bạc, có lẽ chính bản thân Ngụy Trung Hiền cũng không thể tin được rằng có một ngày tên tuổi của mình lại được các sử gia dùng để đặt cho cả một giai đoạn lịch sử.

Mọi chuyện đã thay đổi như thế nào? Tất cả đã diễn ra giống như một phép lạ. Nhưng điều đáng nói là người đã giúp đại hoạn quan Ngụy Trung Hiền xoay chuyển tình thế, vượt qua sóng gió để tạo nên phép lạ ấy lại là một người phụ nữ. Người đó không ai khác chính là Khách thị.

Khách thị tên thật là Khách Ấn Nguyệt, một vú nuôi của Hoàng đế Minh Hy Tông Chu Do Hiệu. Chẳng hiểu tại sao, Hy Tông luôn gọi họ Khách là Ba Ba vì vậy, ngoài tên thật là Ấn Nguyệt, bà vú nổi tiếng này còn có tên là Khách Ba Ba. Khách Ấn Nguyệt vốn là vợ của Hầu Nhị, người vùng bắc Trục Lệ, phủ Bảo Định, huyện Vĩnh Hưng, nay thuộc Hà Bắc của Trung Quốc.

Trước khi được đưa vào cung làm vú nuôi cho hoàng tử Chu Do Hiệu, người sau này trở thành Minh Hy Tông vào năm 25 tuổi, Khách thị đã có một đứa con với Hầu Nhị tên là Hầu Hưng Quốc.

Việc Khách Ấn Nguyệt trở thành vú nuôi của hoàng tử Chu Do Hiệu cũng là một câu chuyện đậm chất truyền kỳ. Người ta kể rằng, ngay từ khi mới sinh ra, hoàng tử Chu Do Hiệu đã có tật “kén” vú nuôi. Hơn mấy chục vú nuôi đều không thể cho vị hoàng tử này bú sữa được. Vì vậy, các thái giám được lệnh đi tìm một vú nuôi có thể cho Chu Do Hiệu bú được để đưa về cung. Khách Ấn Nguyệt chưa bao giờ làm vú nuôi, tuy nhiên, cô ta lại là người duy nhất được vị hoàng tử Chu Do Hiệu chấp nhận.

Khách Ấn Nguyệt vào cung được 2 năm thì chồng là Hầu Nhân mất. Thế nhưng, khi ấy, Khách Ấn Nguyệt vẫn thường xuyên lấy lý do chăm sóc con cái để được ra khỏi cung và về nhà nhưng thực ra là để quan hệ với người khác. Chính vì vậy, sử sách triều Minh mới nhận xét về Khách Ấn Nguyệt là “tính dâm mà thủ đoạn”. Thực tế, việc chồng mất ở tuổi 27 mà quan hệ với người khác trong thời đại ngày nay là chuyện bình thường, các sử gia triều Minh bình luận về họ Khách như vậy e là có phần khắt khe quá.

khach an nguyet 1

Người không bình thường nhất có lẽ không phải Khách Ấn Nguyệt mà chính là thái tử Chu Do Hiệu. Theo quy định trong hậu cung thì khi hoàng tử 6-7 tuổi, vú nuôi phải ra khỏi cung. Có điều, Chu Hiệu dù tuổi đã lớn nhưng vẫn nhất định không chịu rời bỏ Khách Ấn Nguyệt. Sau này, khi đã lên làm Hoàng đế vào năm 15 tuổi vẫn y như vậy, thậm chí, một ngày mà Chu Do Hiệu không gặp vú nuôi của mình được một lần là cảm thấy vô cùng khó chịu và bứt rứt.

Nguyên nhân có lẽ là vì mẹ của Chu Do Hiệu mất từ sớm, thành ra, ông ta ngay từ nhỏ đã thiếu sự chăm sóc của một người mẹ. Vì vậy, Khách Ấn Nguyệt thực tế trở thành người thay thế vị trí người mẹ đối với Chu Do Hiệu. Cũng có lẽ vì lý do này mà sau này, Hy Tông mới đặc biệt ưu ái và tin tưởng người vú nuôi này.

Vào 21/9/1620, vừa lên ngôi vừa được nửa tháng, Hy Tông phong cho Khách Ấn Nguyệt là Phụng thánh phu nhân, lại ấm phong cho con trai của họ Khách là Hầu Hưng Quốc chức Cẩm Y Vệ chỉ huy sứ, sai bộ Hộ chọn 20 mẫu đất tốt ban cho họ Khách làm ruộng hương hỏa. Việc gia phong quá hậu hĩnh cho một người vú nuôi như vậy đương nhiên gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía các đại thần. Để dẹp yên dư luận, Hy Tông ra một chỉ dụ nói rất rõ công đức không ai có thể sánh bằng của Khách Ấn Nguyệt.

Với chỉ dụ này, Khách Ấn Nguyệt từ một người dân thường đã trở thành một phu nhân cao quý, có thể hưởng hết những vinh hoa phú quý của thế gian. Tuy nhiên, việc phong tước vị cho Khách Ẩn Nguyệt không phải là ân sủng cuối cùng của Hy Tông dành cho người vú nuôi của mình. Càng về sau, Hy Tông càng sủng ái Khách thị hơn, thậm chí tới mức nhiều sử gia hiện nay cũng cảm thấy không thể lý giải nổi.

Mùa đông năm 1620, Khách Ấn Nguyệt chuyển vào sống ở phía tây của cung Càn Thanh, Hoàng đế Hy Tông tới nơi chúc mừng. Hoàng thượng thưởng yến, Tư Chung Cổ dẫn đầu các thái giám đứng ra diễn trò, Hoàng thượng rất lấy làm vui nên cho phép Khách thị từ nay có thể ra vào cung bằng kiệu nhỏ, tự mình lựa chọn thái giám trong cung làm người khiêng kiệu, mọi lễ nghi đều không khác gì phi tần.

Năm Thiên Khải thứ 2, Khách thị phụng chỉ chuyển tới cung Hàm An, thế lực càng lớn hơn. Hy Tông ban Khách Ấn Nguyệt các thái giám Thôi Lộc, Hứa Quốc Ninh… hơn mười người, cộng thêm những kẻ khác tự nguyện tới phục vụ chăm sóc cho có tới cả trăm. Mỗi lần tới sinh nhật của Khách Ấn Nguyệt, Hoàng đế đều tự tới nơi để chúc mừng, ban thưởng vô số.

Tiền lương bổng dùng ở chỗ Khách Ẩn Nguyêt có khi còn được hối thúc gấp hơn cả ở chỗ của Hoàng đế. Mặc dù đã là Phụng Thánh phu nhân, ăn bổng lộc của Hoàng đế, tuy nhiên, cơm nước của Hy Tông vẫn do Khách thị đứng ra lo liệu. Mỗi ngày ba bữa, Hoàng đế ăn không hết ngự yến đều ban xuống cho Khách Ấn Nguyệt. Một ngày ba bữa nội thị mang đồ ăn trong cung phải đi lại không ngớt giữa hai nơi.

khach an nguyet 2

Lưu Nhược Ngu, một thái giám Minh triều, tác giả của cuốn sách viết về những truyện thâm cung bí sử triều Minh cũng phải than về sự sủng ái mà Hy Tông dành cho Khách Ẩn Nguyệt rằng: “Thân làm vú nuôi mà ở hẳn trong một tòa cung điện, việc xa hoa cũng có thể biết là thế nào”. Ông còn nhớ lại rằng, khi đó mỗi lần Khách Ấn Nguyêt ra khỏi cung về nhà thì có thái giám đi theo chừng hơn mười người, áo bào hồng đai ngọc đi phía trước, sau kiệu còn có trăm người đi theo làm tùy tùng. Đội ngũ đèn đuốc chừng hai ba ngàn chiếc. Ra khỏi cổng cung, đổi thành kiệu tám người “Tiếng hô còn hơn cả tiếng thánh giá tuần du, đèn đuốc sáng như ban ngày, áo quần đẹp tự thần tiên, người như nước chảy, ngựa như rồng”.

Lưu Nhược Ngu từng làm thái giám chấp bút, là người bên cạnh hoàng đế, đã gặp nhiều thấy nhiều mà còn cảm thán tới mức như thế thì có thể thấy sự sủng ái và xa hoa mà Khánh Thị nhận được lên tới mức nào Đến các sử gia triều Minh cũng phải khẳng định rằng: “Hoàng quý phi ở trong cung đều chẳng bằng vậy”.

Điều gì khiến Khách Ấn Nguyệt được Hy Tông quan tâm và sủng hạnh tới như vậy?

Trên thực tế, việc sau này Khách Ấn Nguyệt cùng với Ngụy Trung Hiền làm loạn triều chính không phải là có mưu đồ từ trước. Bản thân bà vú nuôi họ Khách này là một người dân thường và ban đầu khi vào cung, Khách Ấn Nguyệt chỉ làm biết hoàn thành trách nhiệm của một vú nuôi của mình. Những gì xảy ra sau đó chỉ là bà ta biết cách sử dụng triệt để những đặc quyền mà mình có được. Một người dưới đáy cùng của xã hội nay trở thành một phu nhân giàu sang và quyền lực, trong hoàn cảnh ấy, mấy ai giữ được sự tỉnh táo.

Khi Khách Ấn Nguyêt vào cung làm vú nuôi cho Chu Do Hiệu, cung của Chu Do Hiệu là một nơi cực kì hoang vắng ít người để ý. Lý do là vì mẹ Chu Do Hiệu thì kém cỏi nhút nhát, cha thì sớm chẳng lo được tối vì vậy bọn thái giám coi đây là món hàng đầu tư không có tiềm năng nên cũng bỏ mặc.

Vừa vào cung, Khách Ấn Nguyệt vốn không hiểu những chuyện ấy, chỉ làm những việc cần làm nhất của một vú nuôi, không hề cầu thả.

Hoàng cung của nhà Minh có quy định hoàng tử hoàng tôn qua một trăm ngày đều phải cắt trọc, đến mười tuổi mới bắt đầu để tóc. Khách Ấn Nguyệt chăm sóc Chu Do Hiệu từ nhỏ nên có tình cảm đặc biệt với vị hoàng tử này. Vì vậy, từ nắm tóc cắt lúc sơ sinh của Do Hiệu cho tới tóc cắt hàng năm, rồi từng chiếc răng rụng, móng tay của Chu Do Hiệu đều được Khách Ấn Nguyệt giữ rất cẩn thận trong hộp.

Sau khi Chu Do Hiệu ngừng bú sữa, việc làm của Khách Ấn Nguyệt trên thực tế là một bảo mẫu. Cho tới khi Do Hiệu làm Hoàng đế, Khách Ấn Nguyêt vào ở trong cung Hàm An, bà vẫn chưa thay đổi. Trời chưa sáng Khách Ấn Nguyệt đã tới cung Càn Thanh chờ đợi hoàng thượng tỉnh dậy. Hoàng thượng tỉnh rồi thì vội vàng lo lắng rửa mặt thay áo. Bận cả ngày cho tới đêm mới quay về nghỉ ngơi, ngày ngày như thế.

Hơn 20 năm, Khách thị chăm sóc cho Hy Tông Chu Do Hiệu từng li từng tí như vậy, việc Hy Tông nảy sinh tình cảm mẹ con với bà ta là không phải là chuyện lạ. Và đó cũng là điều mà các sử gia không thể phủ nhận dù sau này, tội trạng của Khách Ấn Nguyệt gắn liền với tội ác của đại hoạn quan Ngụy Trung Hiền.

Từ khi nhận được những ân sủng lớn của Hy Tông, Khách Ấn Nguyệt bắt đầu có phần ngang ngược. Những thái giám có tiếng thời đó như Tôn Xiêm, Vương Triêu Phụ, Lưu Ứng Thân, Lý Vĩnh Trinh… mỗi lần gặp Khách Ấn Nguyệt đều phải cúi đầu vấn an, làm lễ như con cháu. Những lão thần như Lương Đống tuy không phải khấu đầu thì khi đưa thiệp vẫn phải xưng với Khách Ấn Nguyệt là kẻ bề dưới.

Nhà riêng của Khách Ấn Nguyệt ở phía tây đường Chính Nghĩa nhưng tên cũ của nó vốn là Phụng Thánh. Sở dĩ có tên đường này cũng là vì tước hiệu mà Hy Tông phong cho Khách Ấn Nguyệt cũng là Phụng Thánh. Mỗi lần Khách Ấn Nguyệt về nhà, trên đường đều có cảnh giới, người dân nhìn thấy đều phải tránh, người đi đường nếu tránh không kịp lập tức bị đánh đòn. Khi Khách Ấn Nguyệt về tới nhà gia nhân đều phải khấu đầu miện hô “Lão tổ thái thái vạn tuế” tiếng vang tận trời xanh. Thậm chí, Khách Ấn Nguyệt còn thường tự xưng mình là một trong tám vị hoàng mẫu của Vua.

Tác oai tác quái đến như thế thì có thể nói Khách Ấn Nguyêt đã biến chất hoàn toàn. Triều thần đều bất mãn, thường dâng sớ, đòi Hy Tông đưa Khách Ấn Nguyệt ra khỏi cung. Do áp lực của bách quan, năm Thiên Khải thứ 9 hoàng đế đành phải đưa Khách Ấn Nguyệt ra khỏi cung trở về nhà. Thế nhưng, Khách Ấn Nguyệt vừa đi một hôm thì hoàng đế Hy Tông đã chịu không nổi, truyền chỉ cho nội các: “Khách thị… hôm nay mới ra khỏi cung, (trẫm) từ trưa tới tối chưa hề dùng thiện, sớm nghĩ tới tối, lòng đau như cắt”… thậm chí nhỏ lệ vì nhớ.

Long thể làm sao có thể bị hủy hoại như vậy được. Vì thê, vài ngày sau lại có chỉ dụ triệu Khách Ấn Nguyệt trở lại cung. Các quan dâng sớ can ngăn nếu không bị bãi quan thì bị tước lộc. Có một điều thú vị rằng, những người dâng tấu đều không hẹn mà cùng nói tới chuyện bên ngoài lưu truyền những lời đồn không hay về mối quan hệ giữa Hy Tông và Khách Ấn Nguyệt.

khach an nguyet 3

Nói cách khác, người ta nói rằng, Khách Ấn Nguyệt và Hoàng đế Hy Tông có mối quan hệ nam nữ bất chính. Sau này, sử gia nhà Thanh cũng có người nói chuyện Khách Ấn Nguyêt được sủng ái chính bởi vì chuyện đó. Sách “Minh Quý bắc lược” cũng nói tới Khách Ấn Nguyệt “tuổi 30, xinh đẹp, mê hoặc Hy Tông”.

Những lời đồn này nói rằng, Khách Ấn Nguyệt là người dạy cho Hy Tông những bài học đầu tiên về quan hệ vợ chồng, và chắc chắn về sau cũng vẫn tiếp tục quan hệ không bình thường như thế, nếu không, sau khi Hy Tông đăng cơ, đã là một thanh niên 17 tuổi, làm sao tới mức mà một ngày không gặp Khách Ấn Nguyệt, vốn chỉ là một bà vú nuôi thì mất ăn mất ngủ đây, khóc từ sáng tới tối đây?

Trên thực tế, từ những biểu hiện của Khách Ấn Nguyệt cũng có thể nhìn thấy vài điểm không bình thường về mối quan hệ giữa bà ta và Hoàng đế Hy Tông.

Năm Thiên Khải thứ 4 Hoàng đế tổ chức hôn lễ, lấy con gái của Trương Quốc Kỷ huyện Phù Tường, Hà Nam, tức là Trương Hoàng hậu. Trương Hoàng hậu là một người tốt, hiền lành đoan trang, hiểu biết lễ nghĩa, Hy Tông vì vậy vô cùng vừa lòng.

Việc Hy Tông lập hoàng hậu vốn chẳng liên quan gì tới Khách Ấn Nguyêt, nhưng đột nhiên bà vú nuôi họ Khách nổi cơn ghen, làm khó Trương Hoàng hậu đến thìa múc cơm cũng không sắp xếp cho. Sau đó, Khách Ấn Nguyệt còn tức giận mà nói với Hy Tông rằng: “Có mới nới cũ!”. Hoàng đế Hy Tông không biết làm thế nào chỉ còn cách thêm bổng lộc để an ủi. Không chỉ Trương Hoàng hậu mà còn nhiều phi tần và cung nữ được hoàng đế sủng hạnh hoặc mang thai bị Khách thị hãm hại mà chết một cách oan uổng.

Tuy nhiên, theo ghi chép của các sử gia, Khách thị lớn hơn Thiên Khải 25 tuổi. Như vậy, khi Hy Tông lấy Trương Hoàng hậu, Khách Ấn Nguyệt cũng đã ngoài 40 tuổi. Một người phụ nữ ngoài 40 có sức mê hoặc gì mà có thể giữ được mối tình nam nữ với một Hoàng đế tuổi mới 17 lại sở hữu cả tam cung lục viện. Đây là điều mà cho tới nay, các sử gia vẫn chưa thể lý giải được.

Dưới triều Minh không có ai dám nói thẳng chuyện thầm kín đó ra. Các bản tấu sớ của các quan lại cũng chỉ là đánh tiếng, nói bóng nói gió chứ không dám đề cập thẳng. Tuy nhiên, Hy Tông cũng không phải không biết chuyện đó, chính vì vậy nên vị Hoàng đế này mới tức giận mà trừng trị những người dâng sớ.

Nói đến đây chúng ta cũng có thể thấy Thiên Khải và Khách thị có một chút quan hệ “vừa là mẹ vừa là tình nhân”. Điều này tuy khó hiểu nhưng tồn tại được đều có lí. Bởi mối quan hệ đó mà trên một phần nào đó có ảnh hưởng rất lớn tới hoàng đế Hy Tông.

khach an nguyet 5

Khách thị được phong làm Thánh phu nhân, đương nhiên Ngụy Trung Hiền cũng thơm lây. Lâu nay, khi nói về lịch sử triều Minh tới giai đoạn Ngụy Trung Hiền, người ta đều bắt đầu nói từ việc Ngụy Trung Hiền cấu kết với Khách Ấn Nguyệt, hình thành đảng hoạn quan, lũng đoạn triều chính. Tuy nhiên, trên thực tế, Ngụy Trung Hiền và Khách Ấn Nguyệt đã sớm quen biết nhau và ban đầu cả hai không hề có mục đích câu kết để làm loạn.

Sử chép, Ngụy Trung Hiền là người Túc Ninh tỉnh Hà Bắc, lúc đầu tên là Tiến Trung. Lúc trẻ y đã máu mê cờ bạc, ăn chơi trác táng. Sau vì thua hết tiền, nợ nần chồng chất, họ Ngụy bèn trốn vào tiệm rượu, bị bọn đòi nợ chửi mắng, đánh đập, thấy hổ thẹn, phẫn uất cùng cực mà quyết định tự thiến rồi thay tên đổi họ là Lý Tiến Trung, trốn đến Bắc Kinh và được tuyển vào cung năm 1589. Sau khi vào cung, Ngụy Trung Hiền đổi lại tên cũ là Ngụy Tiến Trung, còn Trung Hiền là tên do Hy Tông đặt cho khi giao quyền quản lý Đông Xưởng cho y.

Ngụy Trung Hiền quen biết Khách Ấn Nguyệt khi cả hai cùng phục vụ cho Chu Do Hiệu. Thời gian cụ thể theo tính toán của các sử gia có lẽ muộn nhất năm thứ 42 Vạn Lịch (công nguyên 1615). Năm đó Ngụy Trung Hiền mới bắt đầu làm người quản lí bếp cho Vương tài nhân, Chu Do Hiệu khi đó mới là cậu bé 12 tuổi.

Vào thời diểm đó, Khách Ấn Nguyệt vẫn còn chưa có uy phong như về sau. Nhưng Ngụy Trung Hiền cũng thấy được rằng, thời thế lúc bấy giờ, việc thay Hoàng đế trên ngai vàng diễn ra như cơm bữa. Vì vậy xem ra Khách Ấn Nguyệt hoàn toàn có cơ hội về sau. Đây chính là lý do mà Ngụy Trung Hiền tìm mọi cách kết thân với Khách Ấn Nguyệt.

Ngụy ra sức nịnh nọt Khách Ấn Nguyệt, tặng quà, mua rượu, dám bỏ nhiều tiền, một bữa ăn 60 món bỏ ra tới 500 lượng vàng. Hai người dần dần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính nhờ mối quan hệ này mà Ngụy Trung Hiền vốn chỉ vài ngày trước đó còn là một đầu phạm, thế nhưng chỉ vài ngày sau đã có tên trong chỉ dụ sắc phong Phụng Thánh phu nhân của Khách Ẩn Nguyệt.

Ngày 5 tháng 9 năm đó Ngụy Trung Hiền suýt nữa bị giết chết vì “đứng nhầm chiến tuyến”, theo phe của Trang Phi Lý Tuyển Đãi thị. Không ai có thể ngờ tới rằng tới ngày 21 tháng đó, mới qua nửa tháng, cũng chính là khi Hy Tông sắc phong Khách Ẩn Nguyệt làm Phụng thánh phu nhân đã sắc phong cho Ngụy Trung Hiền là Cẩm Y Vệ thiên hộ.

Tuy nhiên, sự thay đổi không chỉ có thế. Ba tháng sau, tới cuối năm Ngụy Trung Hiền được tấn thăng làm Tư lễ giám bỉnh bút thái giám, chính thức bước vào bộ máy đầu não của chính quyền.

Thái giám bỉnh bút của triều Minh, quyền hành cực lớn, bọn họ chính là người thay cho Hoàng đế viết tấu sớ. Đại thần có tấu chương lên nêu kiến nghị hay thông báo tình hình, trước tiên do nội các thay hoàng đế nêu ý kiến, sau đó do thái giám bỉnh bút dựa trên ý của Hoàng đế mà tiến hành phê duyệt. Tuy nhiên, việc phê duyệt này có phải là do ý của Hoàng đế hay do y của thái giám thì chẳng ai biết.

Có điều, dưới triều Minh cũng có quy chế, muốn được bỉnh bút thì phải làm văn thư ở Tư lễ giám. Ngụy Trung Hiền không những không có tư cách đó mà về cơ bản còn là một kẻ mù chữ. Đến đọc tấu sớ Ngụy Trung Hiền đều phải nhờ đến các thái giám khác, thế nhưng nhờ có mối quan hệ với Khách Ẩn Nguyệt, lúc đó đang rất được Hy Tông sủng ái, Ngụy Trung Hiền vẫn được giữ chức vụ quan trọng này.

Từ chức vụ thái giám bỉnh bút, Ngụy Trung Hiền bắt đầu công cuộc thâu tóm quyền lực của mình. Vốn là kẻ lưu manh, Ngụy Trung Hiện tìm đủ mọi cách để lấy lòng Hy Tông. Cứ xem việc Hy Tông phong cho y làm người đứng đầu Đông Xưởng rồi ban tên là Trung Hiền cũng đủ thấy tên hoạn quan này ngọt miệng tới mức nào.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Ngụy Trung Hiền không phải là Ngụy Trung Hiền nếu như không có sự nâng đỡ của Khách Ấn Nguyệt và ngoài bà vú họ Khách, cũng không ai làm được chuyện đó. Thế nhưng, rốt cuộc tại sao Khách Ấn Nguyêt lại ra sức giúp đỡ Ngụy Trung Hiền như vậy? Câu trả lời nằm ở mối quan hệ đặc biệt giữa hai người.

Lũng đoạn triều đình như vậy nhưng quãng thời gian thống trị của Ngụy Trung Hiền có sự cấu kết của Khách Ẩn Nguyệt không kéo dài được lâu. Ngày 30/9/1927, Minh Hy Tông qua đời khi chỉ vừa 21 tuổi. Chu Do Kiểm nối ngôi, tự Minh Tư Tông. Ngụy Trung Hiền biết thân biết phận nên muốn xin từ chức về quê, nhưng không được Minh Tư Tông chấp nhận. Nghe theo triều thần, Minh Tư Tông ra lệnh đày Ngụy Trung Hiền đến Phụng Dương. Đi được nửa đường, Hoàng đế Minh Tư Tông lại ra lệnh bắt lại Ngụy Trung Hiền với cáo buộc mưu phản. Ngụy Trung Hiền khi đó biết mình cùng đường, quyết định tự sát (thắt cổ) thay vì đối mặt với phiên tòa xét xử và bản án tử hình. Dù vậy, nhưng Ngụy Trung Hiền sau đó bị phanh thây và đem bêu xác trước làng quê của ông ta để thị chúng, kết thúc tham vọng vương quyền đáng sợ của hoạn quan họ Ngụy khiến nhiều người vô tội phải chết oan uổng. 

Sau khi Ngụy Trung Hiền chết, Minh Tư Tông tiếp tục công cuộc thảo phạt bè đảng hoạn quan trong triều đình, bắt đầu một cuộc thanh toán trên quy mô lớn đối với những viên thái giám có manh nha chống đối triều đình. Cùng với đó là Khách thị, gia quyến họ Ngụy và họ Khách, những người cùng cánh với Ngụy, Khách lần lượt bị hạ lệnh bắt và xử tử.

Vậy là qua bài viết này, du khách đã biết được phần nào về Khách Ẩn Nguyệt - bà vú nuôi quyền lực trong hậu cung Trung Hoa xưa. Nếu du khách là người có niềm đam mê với văn hóa, lịch sử của đất nước Trung Hoa thì hãy đặt cho mình một tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism nhé! Chắc chắn du khách sẽ có được những sự hiểu biết thú vị khi đặt chân đến vùng đất rộng lớn này

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187
du lich my 39tr
du lich chau au
du lich canada

Tin Tức Mới Nhất