Slider

Vào thời kỳ phong kiến đặt nặng quan niệm trọng nam khinh nữ, việc một người phụ nữ có thể lên ngôi cửu ngũ chí tôn vốn là điều không tưởng, huống chi thiên hạ mà Võ Tắc Thiên có được lại là thứ mà bà đoạt được từ tay chồng và con trai của mình.

Để có thể dựng nên đế nghiệp, Võ Tắc Thiên đã từng tốn không ít tâm cơ bày mưu tính kế. Có ý kiến cho rằng, bà đã sẵn sàng vì đại nghiệp mà gạt bỏ tình thân, tình yêu, thậm chí bất chấp nhiều cương thường luân lý thời bấy giờ. Thế nhưng, sự thực là không ít sử gia đã đánh giá Võ Tắc Thiên như một vị vua dốc lòng vì dân vì nước. Trong số ít những người phụ nữ có cơ hội cầm quyền của lịch sử Trung Quốc, thời đại do bà cai trị cũng được xem là giai đoạn thịnh trị nhất và đã trở thành nền móng vững chắc để mở ra thời kỳ "Khai Nguyên thịnh thế" của người cháu Đường Huyền Tông sau này. Tuy nhiên, dù đã mưu tính cả đời để có được ngôi vị, Võ Tắc Thiên trước lúc qua đời lại làm ra một việc khó có thể tưởng tượng. Đó là đem giang sơn vốn đang trong tay họ Võ trả lại cho con cháu nhà Lý Đường.

Về quyết định này của bà, có nhiều người cho rằng Võ Tắc Thiên đã hành động quá mức cảm tính. Thế nhưng ít ai thực sự nhìn ra được, sự lựa chọn tưởng chừng như thiệt thòi nói trên thực chất lại là nước cờ táo bạo nhưng đầy thông minh của vị nữ đế ấy.

ly do vo tac thien tra lai giang son cho nha ly duong 1

Có ý kiến cho rằng, việc Võ Tắc Thiên chấp nhận trả lại giang sơn cho nhà Lý Đường thực chất là một hệ quả tất yếu khi mà bà đã ở tuổi gần đất xa trời, mà cục diện triều chính lại do Tể tướng cùng các triều thần định đoạt. Thế nhưng có nhiều học giả lại khẳng định, Võ Tắc Thiên quyết định đi nước cờ thoái lui này trước lúc qua đời thực chất là còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa khác. 

Theo phân tích của các học giả hiện đại, có 3 nguyên nhân chủ yếu khiến Võ Tắc Thiên chấp nhận trả lại giang sơn cho nhà Lý Đường:

Nguyên nhân thứ nhất: Lưu lại đường sống cho gia tộc họ Võ.

Mặc dù khi còn tại thế, Võ Tắc Thiên từng bước lên ngôi vị cửu ngũ chí tôn và nắm giữ quyền lực chí cao vô thượng, thế nhưng bản thân bà hiểu rõ hơn ai hết mình và con cháu họ Võ đang phải đối mặt với cục diện vô cùng hung hiểm. Bấy giờ, bá quan văn võ cùng các thế lực trong triều ngoài mặt quy thuận nhà Võ Chu, nhưng tâm ý của họ đa số vẫn một mực hướng về Đại Đường.

Những sự phản kháng ngấm ngầm từ trong thâm tâm ấy chẳng khác nào dung nham được giấu kín trong lòng núi, chỉ chầu chực nhà Võ Chu xảy ra bất kỳ biến cố nào là sẽ đồng loạt phun trào. Và cuộc chính biến trừ khử hai nam sủng họ Trương để ủng lập Đường Trung Tông lên ngôi cũng là minh chứng cho điều này.

Bản thân Võ Tắc Thiên cũng biết rằng, thứ bà nắm được là quyền lực, là sự quy thuận trên danh nghĩa, còn tâm ý của văn võ bá quan lại là điều khó có thể thay đổi. Thứ mà những đại thần kia thực sư mong muốn là khi Võ Tắc Thiên quy tiên, nhà Võ Chu có thể chấm dứt một giai đoạn trị vì ngắn ngủi và trả lại giang sơn cho Lý thị.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu ngai vàng được truyền lại cho hậu nhân Võ gia thì thứ mà con cháu bà phải đối diện chính là những cuộc nội chiến phân tranh đẫm máu và kết cục tận diệt nếu chẳng may thua cuộc. Và có lẽ vì muốn lưu lại một con đường lui cho gia tộc họ Võ, vị Nữ đế thông minh ấy đã chấp nhận dùng giang sơn đại nghiệp mà mình gây dựng cả đời để đánh đổi.

ly do vo tac thien tra lai giang son cho nha ly duong 3

Nguyên nhân thứ hai: Hy sinh tương lai gia tộc vì đại cục.

Sự thực là sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, quyền thống trị đã về tay con cháu họ Lý, còn Đại Đường sau đó vẫn tiếp tục trụ vững tới hơn 2 thế kỷ. Thế nhưng chỉ đến khi vương triều này diệt vong, người đời mới biết Võ Tắc Thiên năm xưa đã phải trải qua biết bao nhiêu khổ tâm và nhọc nhằn.

Trong trường hợp bà cho con cháu Võ gia thừa kế hoàng quyền, khắp nơi trong thiên hạ chắc chắn sẽ nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa để chống đối. Những cuộc nội chiến liên miên ấy chẳng những khiến giang sơn không thể yên ổn, mà đế nghiệp của nhà Võ Chu cũng chẳng thể vững chắc.

Vì vậy có thể nói, việc Võ Tắc Thiên lựa chọn trả lại ngai vàng cho Lý thị vốn là điều mà bà đã tính toán cẩn thận. Trong nước cờ toan tính này, bà đã hy sinh tương lai của gia tộc để đổi lấy sự yên ổn của đại cục.

ly do vo tac thien tra lai giang son cho nha ly duong 4

Nguyên nhân thứ ba: Bảo vệ cuộc sống bình an cho dân chúng.

Xét trên khía cạnh tâm lý, có lẽ Võ Tắc Thiên trước lúc qua đời cũng mang tâm trạng giống như Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ trước khi tuẫn tiết ở bên bờ Ô Giang năm nào.

Và rất có thể ở vào thời điểm sắp buông tay trần thế, họ đều đã nghiệm ra chân lý bất biến về tính chất vô nghĩa của chiến tranh. Nếu cứ tiếp tục cố chấp, thứ mà Võ Tắc Thiên hay Hạng Vũ đem lại cho dân chúng chỉ là những cuộc chiến khốc liệt và cảnh tang thương, tiêu điều.

Đây cũng là lý do mà Hạng Vũ năm xưa thà chết cũng không về Giang Đông, còn Võ Tắc Thiên thì quyết định trả lại giang sơn cho nhà Lý Đường để đổi lấy bình an cho dân chúng.

Ngày 16 tháng 2 năm 705, Võ Tắc Thiên qua đời ở tuổi 81. Tính từ lúc chính thức tiếm ngôi, bà đã có 15 năm cai trị lãnh thổ Trung Hoa với tư cách là một Nữ Hoàng đế. Dù từng ở ngôi vị Thiên tử, thế nhưng trước lúc băng hà, ngoài việc trả lại giang sơn cho nhà Lý Đường, Võ Tắc Thiên còn để lại di nguyện được hợp táng với chồng là Đường Trung Tông chứ không cần xây dựng lăng mộ riêng như những vị vua khác.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187
du lich my 39tr
du lich chau au
du lich canada

Tin Tức Mới Nhất