1. MÚA ZHOU
"Múa zhuo" trong tiếng Tạng được gọi là "múa trống cơm". Zhuo có nghĩa là tốt lành, "Múa Zhuo" thường được biểu diễn vào lúc mở màn và kết thúc các hoạt động lễ hội quan trọng. "Múa Zhuo" đã có hơn 1300 năm lịch sử, là một loại hình nghệ thuật đặc thù trong văn hóa múa truyền thống dân tộc Tạng, cũng là một trong những thể loại múa lâu đời nhất trong văn hóa múa truyền thống các dân tộc thế giới hiện còn tồn tại.
"Múa Zhuo" có một truyền thuyết hấp dẫn: Tương truyền giữa thế kỷ thứ 8 công nguyên, dưới sự giúp đỡ của một số nhà sư, vua Tạng đời thứ 37 Tri-sông Đết-sen cho xây dựng ngôi chùa đầu tiên của Tây Tạng tại phía bắc bờ sông Ya-lu-zang-bu, điều kỳ lạ là những bức tường do những người thợ vất vả xây dựng vào ban ngày, cứ tối đến lại bị yêu ma phá hoại. Để xua đuổi yêu ma, nhà sư mời 7 anh em Zhuo-ba từ khu vực Đa-bu, tức là diễn viên nhảy "Múa Zhuo", thông qua "Múa Zhuo" để trấn áp yêu ma, từ đó, "Múa Zhuo" trở nên thịnh hành.
Biểu diễn "múa Zhuo" chia làm hơn chục chi tiết nhỏ theo sự thay đổi của lắc đầu, điểm trống, nhịp bước. Mỗi màn biểu diễn hoàn chỉnh cần gần 7 tiếng đồng hồ, nhảy xong mỏi chân đau lưng, có lúc nhảy đến chân ra máu. Có lúc cũng cảm thấy khô khan, vô vị, nhưng càng học, càng hiểu được nội hàm thì thấy càng say mê, hiện nay miễn là có tập luyện hoặc biểu diễn tôi đều hăng hái tham gia.
Khác với biểu diễn ca múa nhạc truyền thống Tây Tạng, hình thức "múa Zhuo" của Sang-gô phong phú đa dạng hơn, riêng những động tác kỹ xảo các diễn viên sáng tác tức cảnh cũng không đếm xuể. Để cứu vãn văn hoá dân gian đứng trước nguy cơ bị mai một, "múa Zhuo" Sang-gô năm 1996 được Quốc vụ viện Trung Quốc đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt một.
Trước khi Tây Tạng thực hiện Cải cách dân chủ, "múa Zhuo" chỉ có thể biểu diễn trong chùa chiền hoặc các hoạt động lễ hội lớn do chính quyền địa phương tổ chức, các trường hợp khác không được biểu diễn tuỳ tiện. Nhưng hiện nay, cứ vào mùa nông nhàn là mọi người lại tổ chức "múa Zhuo" vui nhộn ngay bên bờ ruộng hoặc trên sân làng, quang cảnh này đã trở thành một bức tranh tươi đẹp của nông thôn Tây Tạng.
2. MÚA CHAM
Múa Cham là một truyền thống cổ xưa của người Tây Tạng. Điệu múa này rất phong phú và đa dạng, được biểu diễn bởi các tu sĩ ở các tu viện.
Sự khác biệt trong múa Cham thể hiện qua các truyền thống đặc trưng của từng tu viện, từng dịp lễ hội tôn giáo khác nhau, ở những khu vực biểu diễn. Các vị tu sĩ sẽ đeo mặt nạ hình các con thú và các nhân vật trong thần thoại hoặc tưởng tượng.
Múa Cham thâm nhập vào cộng đồng người Do Thái thập niên những năm 50 và sau đó dần được thế giới biết đến. Các vị tu sĩ sẽ đeo mặt nạ hình các con thú và các nhân vật trong thần thoại hoặc tưởng tượng, biểu diễn múa cùng với nhạc nhằm mục đích trừ tà ma. Múa Cham thường được biểu diễn hai ngày trước khi diễn ra ngày Losar, ngày mừng năm mới cổ truyền của người Tây Tạng.
Nếu có dịp đến vùng đất Tây Tạng trong hành trình du lịch Trung Quốc, du khách đừng bỏ qua cơ hội được một lần "thưởng thức" 2 điệu múa cổ truyền đặc sắc như Viet Viet Tourism đã giới thiệu trên đây nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!