"Múa zhuo" trong tiếng Tạng được gọi là "múa trống cơm". Zhuo có nghĩa là tốt lành, "Múa Zhuo" thường được biểu diễn vào lúc mở màn và kết thúc các hoạt động lễ hội quan trọng. "Múa Zhuo" đã có hơn 1300 năm lịch sử, là một loại hình nghệ thuật đặc thù trong văn hóa múa truyền thống dân tộc Tạng, cũng là một trong những thể loại múa lâu đời nhất trong văn hóa múa truyền thống các dân tộc thế giới hiện còn tồn tại.
"Múa Zhuo" có một truyền thuyết hấp dẫn: Tương truyền giữa thế kỷ thứ 8 công nguyên, dưới sự giúp đỡ của một số nhà sư, vua Tạng đời thứ 37 Tri-sông Đết-sen cho xây dựng ngôi chùa đầu tiên của Tây Tạng tại phía bắc bờ sông Ya-lu-zang-bu, điều kỳ lạ là những bức tường do những người thợ vất vả xây dựng vào ban ngày, cứ tối đến lại bị yêu ma phá hoại. Để xua đuổi yêu ma, nhà sư mời 7 anh em Zhuo-ba từ khu vực Đa-bu, tức là diễn viên nhảy "Múa Zhuo", thông qua "Múa Zhuo" để trấn áp yêu ma, từ đó, "Múa Zhuo" trở nên thịnh hành.
Xã Sang-gô huyện Kông-ga khu tự trị Tây Tạng là nơi bắt nguồn của "Múa Zhuo". Ở xã này từ các cụ thất thập cổ lai hy cho đến những trẻ em vài tuổi đều biết "Múa Zhuo", chỉ cần tiếng trống vang lên, là mọi người lập tức nhịp nhàng nhảy theo tiếng trống, hiến dâng cho người xem một đoạn "Múa Zhuo" chính cống. Cụ Ta-shi Đun-đrút năm nay 80 tuổi là nghệ nhân "Múa Zhuo" nổi tiếng gần xa, cũng là người kế thừa "Múa Zhuo" tuổi cao nhất của xã Sang-gô. Trong lòng cụ, "Múa Zhuo" rất thiêng liêng, là tài sản tinh thần quý báu của tổ tiên để lại cho thế hệ con cháu. Thế nhưng cụ Ta-shi Đun-đrút nhảy "Múa Zhuo" 50 năm trước lại có nỗi đau khó tả lúc đó.
Sau khi Tây Tạng thực hiện cải cách dân chủ vào năm 1959, nhất là kể từ cuối thập niên 70 thế kỷ trước Tây Tạng thực hiện cải cách mở cửa đến nay, do chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, cho nên những thôn làng xa xôi hẻo lánh trước kia cũng vang lên tiếng trống cơm rộn ràng, "Múa Zhuo" cổ truyền thần bí này lại bừng lên sức sống mới.
Năm 1983, để cứu vãn nghệ thuật dân gian đứng trước nguy cơ bị mai một, khu tự trị Tây Tạng đã thành lập đoàn nghệ thuật ở các địa phương. Năm ấy, Anh Pên-ba Tê-ring, nay là người kế thừa "múa Zhuo" cấp quốc gia, nghe nói xã thành lập đội "múa Zhuo", vì tính tò mò, anh theo học thầy Ta-shi Đun-đrút và tham gia đội biểu diễn "múa Zhuo" gồm 12 người. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Ta-shi Đun-đrút, anh Pên-ba Tê-ring trẻ tuổi dần dần hiểu được nội hàm của "múa Zhuo", từ đó bắt đầu đam mê hình thức biểu diễn độc đáo này.
"Biểu diễn "múa Zhuo" chia làm hơn chục chi tiết nhỏ theo sự thay đổi của lắc đầu, điểm trống, nhịp bước. Mỗi màn biểu diễn hoàn chỉnh cần gần 7 tiếng đồng hồ, nhảy xong mỏi chân đau lưng, có lúc nhảy đến chân ra máu. Có lúc cũng cảm thấy khô khan, vô vị, nhưng càng học, càng hiểu được nội hàm thì thấy càng say mê, hiện nay miễn là có tập luyện hoặc biểu diễn tôi đều hăng hái tham gia.
Khác với biểu diễn ca múa nhạc truyền thống Tây Tạng, hình thức "múa Zhuo" của Sang-gô phong phú đa dạng hơn, riêng những động tác kỹ xảo các diễn viên sáng tác tức cảnh cũng không đếm xuể. Để cứu vãn văn hoá dân gian đứng trước nguy cơ bị mai một, "múa Zhuo" Sang-gô năm 1996 được Quốc vụ viện Trung Quốc đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt một.
Trước khi Tây Tạng thực hiện Cải cách dân chủ, "múa Zhuo" chỉ có thể biểu diễn trong chùa chiền hoặc các hoạt động lễ hội lớn do chính quyền địa phương tổ chức, các trường hợp khác không được biểu diễn tuỳ tiện. Nhưng hiện nay, cứ vào mùa nông nhàn là mọi người lại tổ chức "múa Zhuo" vui nhộn ngay bên bờ ruộng hoặc trên sân làng, quang cảnh này đã trở thành một bức tranh tươi đẹp của nông thôn Tây Tạng.
Nếu có dịp đến vùng đất Tây Tạng trong hành trình du lịch Trung Quốc, du khách đừng bỏ qua cơ hội được một lần "thưởng thức" Điệu múa "zhuo" dân gian đặc sắc này nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!