Nhà Tần (221 TCN - 206 TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tần có thể là một nguồn gốc của từ "China" trong các ngôn ngữ Tây phương. Việc thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN dưới thời Tần Thuỷ Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc, một giai đoạn chỉ chấm dứt cùng với sự kết thúc của nhà Thanh năm 1912. Nhà Tần đã để lại một di sản trung ương tập quyền và một hệ thống quan liêu sẽ được áp dụng vào những triều đại kế tiếp sau này. Tuy nhiên nhà Tần cũng chấm dứt truyền thống tự do tư tưởng có từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc bằng việc áp dụng các biện pháp cai trị của Pháp gia và đàn áp tất cả các trường phái tư tưởng khác.
Trong thời Chiến Quốc, Thương Ưởng, một người thuộc phái Pháp gia, trở thành thừa tướng của tiểu quốc Tần. Nước Tần phần lớn nằm ở châu thổ sông Vị, nơi người Khuyển Nhung đã huỷ diệt nền văn minh Chu và buộc Chu Bình Vương phải dời đô vào năm 770 TCN. Tần là một trong 17 nước nhỏ tạo thành nền văn minh Chu, và bị các nước khác coi là ở phía dưới, bán khai, bởi vì nó thu hút nhiều người Khuyển Nhung. Tần còn giữ được tinh thần thượng võ và tính mạnh mẽ của những người chăn thả du mục, và Tần là cầu nối thương mại giữa nền văn minh Chu và các vùng đất du mục ở Trung Á, một nền thương mại sẽ góp phần vào sự giàu mạnh của Tần.
Với tư cách thừa tướng, Thương Ưởng đã bắt đầu tổ chức nhà nước Tần theo các nguyên lý của Pháp gia. Ông thuyết phục vua Tần áp dụng luật pháp cho mọi người dân. Với việc này, ông tìm cách thưởng cho người làm tốt phận sự và xứng đáng hơn là ủng hộ theo kiểu mối quan hệ. Ông thưởng cho những người can đảm ngoài mặt trận. Ông không có tính khinh thương nghiệp của Khổng giáo mà khuyến khích thương mại và lao động. Ông khuyến khích chế tạo vải vóc xuất khẩu. Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất kỳ một người nào đủ sức khoẻ mà không chịu làm việc. Và ông khuyến khích nhập cư: ông mời những người tài năng và học thức từ nước khác đến Tần, và ông trao cho những người nông dân tới từ nước khác một mảnh đất hoang, hứa miễn đi lính cho họ.
Rất nhiều người đến Tần, làm tăng sức dân của Tần và sản xuất lương thực và làm quân đội của nó mạnh mẽ thêm. Quy mô của quân đội đã trở nên lớn hơn - quân đội không còn là những đội quân trong tay tầng lớp quý tộc nữa. Với việc những người dân thường đổ xô vào quân đội Tần, nhà vua Tần đã có thể giảm bớt quyền lực của giới quý tộc và quý phái. Trong một chiến dịch mang tính cách mạng, vua Tần chia các lãnh địa bên trong của mình thành các quận huyện được quản lý bởi các quan chức được chỉ định hơn là bởi tầng lớp quý tộc - trong khi việc phân chia quyền lực của giới quý tộc ở các nước khác dưới thời nhà Chu chỉ được tiến hành một cách tuần tự.
Khi Tần Hiếu Công chết, Thương Ưởng bị bỏ lại mà không có sự bảo vệ nào ở triều đình. Những kẻ thù ghen tức và đói quyền lực trong triều đình hành quyết Thương Ưởng, nhưng sự giàu mạnh và sức mạnh của Tần vẫn còn đó. Các vị vua đời sau của Tần thừa trí tuệ để nhận ra những lợi ích mà biến pháp của Thương Ưởng đem lại. Do đó vị vua kế nghiệp Tần Hiếu công là Tần Huệ Văn công vẫn duy trì biến pháp và chỉ giết Thương Ưởng để xoa dịu giới quý tộc. Và quân Tần bắt đầu giành thắng lợi trong những trận lớn. Năm 314 TCN - 24 năm sau cái chết của Thương Ưởng - Tần thắng một trận trước những kẻ du cư phía bắc. Năm 311 TCN, Tần mở rộng về phía nam chống lại những kẻ du mục hơn, và ở đó họ lập ra thành phố Thành Đô. Tới lúc đó, các nước khác đã mở rộng: Yên chống lại những kẻ bị gọi là mọi rợ ở phía đông sông Liêu, và Chu phía nam sông Dương Tử. Chiến tranh và chinh phục đã làm giảm bớt số lượng các tiểu quốc xuống còn 11. Tần nhập liên minh với bốn nước khác chống lại Tề, nước mà liên minh của Tần sợ nhất. Tề vốn là một nước có truyền thống mở rộng và bá chủ, được tổ chức tốt, có dân số đông và có quan hệ với hầu hết các nước khác, sản xuất ra nhiều lúa gạo và đã giàu mạnh lên nhờ buôn sắt và các loại kim loại khác. Sai lầm cho họ, các đồng minh của Tần coi Tần như một nước bán khai và vị thế yếu hơn và ít nguy hiểm hơn Tề. Năm 256, Tề chiếm Lỗ, và Tần mở rộng tới lãnh thổ vốn thuộc nhà Chu - một vùng xung quanh Lạc Dương gồm khoảng 30.000 người và 36 làng. Một hoàng tử nhà Chu phản công, gắng sức chiếm lấy ngôi nhà Chu cho mình. Quân đội Tần đánh bại ông ta, và nhà Chu chấm dứt.
Năm 246 TCN, Doanh Chính, con trai 13 tuổi của vua Tần kế ngai vàng. Sau 16 năm cai trị, Doanh Chính lao vào cuộc chinh phục các nước còn lại vốn thuộc Chu trước kia. Các đội quân hàng trăm nghìn người tấn công từ hai phía. Tần đánh bại hết nước này đến nước khác: Hàn năm -230, Triệu năm -228, Ngụy năm -225, nước rộng mà dân cư thưa thớt, quản lý lỏng lẻo Sở năm -223, Yên năm -222 và nước Tề mạnh mẽ năm -221. Thỉnh thoảng, để hạn chế những chống đối quân sự có thể xảy ra, quân đội Tần giết hại toàn bộ đàn ông ở nước đối thủ ở độ tuổi đi lính.
Cái gọi là thời Chiến Quốc kết thúc. Doanh Chính trở thành vua của mọi vùng đất vốn thuộc nhà Chu. Ông ta đến một ngọn núi thiêng, Đại Sơn, nơi có thể nói, ông nhận được Thiên Mệnh để cai trị toàn bộ Trung Hoa. Ông lấy tước hiệu là Thuỷ Hoàng Đế và mở rộng biên giới tới nơi vốn là thuộc nền văn minh Chu - về phía nam đến Quảng Châu và tới Quảng Tây (Guangxi), tạo nên cái từ đó được coi là Trung Quốc. Ông tấn công vào vùng đất của các bộ lạc Văn Lang, nay là bắc Việt Nam - một vùng mà Trung Quốc chỉ chiếm được tạm thời. Tần Thuỷ Hoàng Đế đã trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.
Trong thời gian tại vị, Tần Thủy Hoàng cũng đã tiến hành nhiều hạng mục công trình loại lớn, bao gồm xây dựng Trường Thành, cung A Phòng, lăng Ly Sơn… Trong một đời thống nhất thiên hạ, ông xưng Hoàng đế, phế bỏ chế độ phân đất phong hầu, thiết lập quận huyện, chinh phạt Bách Việt, trục xuất Hung Nô, xây Trường Thành, thông kênh đào, đúc binh khí, di dời phú hào, chuẩn hóa giao thông, chuẩn hóa chữ viết, chuẩn hóa tiền tệ và dạng đồng tiền, thống nhất hệ thống đo lường, thành lập bộ máy quan liêu đồng bộ từ trung ương đến quận, huyện, ban hành luật pháp thống nhất, lấy pháp trị quốc.
Đối với đại thống nhất Trung Quốc, kiến lập chế độ chính trị, xác lập bản đồ, ông đều khởi tác dụng không thể xóa mờ đối với sự kế thừa đổi mới của dân tộc Trung Quốc, tạo nên ảnh hưởng sâu sắc đối với Trung Quốc hậu thế.
Trong triều đại của mình, vua Tần Thủy Hoàng đã chọn màu đen là quốc sắc của nhà Tần. Từ đó người nước Tần tôn sùng màu đen. Từ vua quan tới dân thường, thậm chí cả nô tài đều mặc trang phục màu đen. Ngay cả cách bài trí nơi thiết triều của nước Tần cũng không lộng lẫy nhiều màu như nhiều nước khác, mà lấy màu đen làm chủ đạo.
Trên thực tế, người dân thời nhà Tần thật sự thích màu đen. Theo "Hàn Thư Luật Sử Chí" được ghi chép vào thời Đông Hán (25 TCN - 220), Tần Văn Công (? - 716) ra ngoài đi săn, bắt được một con rồng màu đen.
Màu đen chính là tượng trưng cho "thủy đức", tức hành thủy trong Ngũ hành. Người cai trị nước Tần bấy giờ cho rằng mình mệnh thủy nên chuộng màu đen. Vì vậy, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 - 221 TCN) tới khi vua Tần thống nhất thiên hạ đều tôn sùng màu này.
Thuyết Ngũ hành là quan điểm học thuật do nhà âm dương Trâu Diễn (324 - 250 TCN) người nước Tề thời Chiến Quốc khởi xướng. Thuyết này lấy kim, mộc, thủy, hỏa, thổ làm 5 yếu tố xoay chuyển tuần hoàn, được dùng để giải thích sự thịnh suy của mỗi vương triều.
Trong các phim cổ trang, thái giám thường đọc thánh chỉ rằng "Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết". Từ "thừa vận" chính là chỉ vận mệnh trong ngũ hành.
Khác với thời Tần chuộng màu đen, các học giả thời hiện đại thấy rằng vào thời Hán (202 TCN - 220) lại chuộng "hỏa đức". Vì vậy, đôi khi người ta gọi thời Hán là Viêm Hán, trong đó chữ "viêm" là nóng. Màu đỏ cũng thịnh hành vào thời Hán.
Không như các nước chư hầu khác, đồ hậu cần của nước Tần do triều đình cung cấp. Cờ hiệu nước Tần đều thống nhất màu đen. Nhà Tần thường dùng cờ hiệu màu đen do văn hóa, đại diện của "thủy đức" trong ngũ hành là màu đen. Ngoài ra, cờ hiệu màu đen càng bí ẩn, khó đoán. Sau khi thống nhất Trung Quốc, vua Tần Thủy Hoàng bèn chọn màu đen là quốc sắc của nhà Tần.
Và kì lạ là chỉ có Tần Thủy Hoàng được phép dùng được màu đen trong các vị Hoàng Đế của Trung Hoa. Tần Thủy Hoàng là phụng mệnh trời, vị “hoàng đế” đầu tiên của Trung Thổ, thủy tổ của tất cả con dân Trung Hoa sau này. Theo các cao nhân tu luyện thì màu đen ở nhân gian lại là màu sắc khác trên thiên thượng.
Tuy nhiên, một điển tích khác ghi lại rằng, 2000 năm trước, khi nhân loại bắt đầu “binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc”, Rồng đã từ trong cơ thể của mình lấy ra rồng con, đặt vào trong bụng của người con gái họ Triệu. Triệu Cơ cũng chưa động phòng với Tần Trang Tương Vương, mà lại có mang. Vương nổi giận và muốn giết chết nó. Rồng đã răn bảo Trang Tương Vương về lai lịch của đứa con này, đồng thời nói rõ ngày sau đứa con này sẽ được tôn làm Thiên tử, có phúc phận lớn, vận mệnh lớn, có cống hiến lớn với nước, với dân, với con cháu, nhắc nhở ông phải chăm lo cho tốt. Vương rất sợ lại rất mừng, xem như con ruột của mình, sau này quả nhiên chỉ định truyền ngôi lại cho cậu bé. Cậu chính là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nhân loại - Tần Thủy Hoàng.
Liên quan đến bí ẩn thân thế của ông, có nhiều sự tranh luận. Theo ghi chép trong “Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản kỷ”, Tần Vương Chính là do Tần Trang Tương Vương Tử Sở và Triệu Cơ sinh ra. Tuy nhiên trong “Sử ký - Lã Bất Vi liệt truyện” lại không ghi chép, lúc Lã Bất Vi mang Triệu Cơ hiến tặng cho Tử Sở, thì đã biết được bà có mang, cũng có nghĩa là rất có khả năng Doanh Chính là đứa con riêng của Lã Bất Vi. Sử gia thời Đông Hán Ban Cố cũng đã dẫn dụng cách nói này, trong cuốn “Hán thư” nổi tiếng của ông đã gọi Doanh Chính là đứa con riêng của Lã Bất Vi. Mãi đến khi Tần Thủy Hoàng chết đã gần 2.000 năm sau, cũng vẫn có người tin rằng Tần Thủy Hoàng là con riêng của Lã Bất Vi.
Tần Hoàng Doanh Chính là đứa con đầu tiên của Rồng tại nơi con người, vào năm ông qua đời đã có Thần nhân gọi Tần Thủy Hoàng là “Tổ Long”, xem ra là có nguyên nhân của nó.
Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!