TƯ KỸ THỜI TRUNG HOA CỔ ĐẠI
Theo nhà nghiên cứu Đàm Đại Chính, tư kỹ là một loại kỹ nữ của Trung Quốc thời cổ đại, ngược lại với quan kỹ. Quan kỹ, hoặc trong danh sách tôi tớ mua vui (do quan lại nuôi, bình thường làm gái chỉ nhận một chút tiền), hoặc nộp thuế ca kỹ hàng tháng.
Nộp thuế hàng tháng đã có tính chất chuyển qua chế độ kinh doanh tự nuôi, có thể xem là quá độ sang chế độ ca kỹ tư, nhưng nó vẫn thuộc người do bộ máy quan lại trực tiếp quản lý, vẫn phải thực hiện nghĩa vụ do quan sai phái. Nhưng ca kỹ tư tính chất đã khác. Họ không phải là con nhà bình thường, cũng không phải là nữ nô, nô tì. Phần đông họ bắt đầu là con nhà lành, là người tự do. Họ không thuộc danh sách sai phái của cửa quan, cũng không phải nộp thuế cho nhà nước hàng tháng. Họ cũng không tinh thông ca múa tạp kỹ bằng ca kỹ nhà quan, ca kỹ nhà giàu, chủ yếu hiến dâng nghệ thuật, họ chủ yếu là bán dâm và đã gần giống với ý nghĩa đĩ điếm hiện nay.
Ca kỹ tư xuất hiện khoảng đời Đường, đến Tống, ca kỹ tư thịnh hành cùng với sự hưng thịnh của quán rượu, kỹ viện nhà ngói, đến đời Minh bước sang thời phồn thịnh. Tây Môn Khánh được miêu tả trong “Kim Bình Mai” thế thiếp hàng đàn vẫn còn đến kỹ viện tìm hoa phấn mua vui; những chuyện buồn vui tan hợp của các công tử Vương Kim Long và Tô Tam trong kinh kịch “Ngọc đường xuân”; cảnh ngộ bất hạnh của Đỗ Thập Nương trong truyện ngắn đời Minh “Đỗ Thập Nương giận dìm rương bách bảo”, đã vẽ cho chúng ta một bức tranh ngắn gọn về tình trạng ca kỹ tư thời Minh.
Đời Thanh đã bước vào thời đại chủ yếu là kỹ nữ tư. Năm thứ 8 Thuận Trị (1651) và 16 (1659) đã hai lần cắt giảm giáo phường, “nữ nhạc” ở kinh sư, Khang Hy năm thứ 12 (1673) lại ra lệnh cấm. Từ đó chế độ giáo phường ở kinh sư và các tỉnh lưu truyền bao đời bị phá vỡ, dọn dẹp; nghề kỹ nữ chính thức bước vào thời kỹ nữ tư, chủ yếu là “thời đại kinh doanh kỹ nữ tư nhân”. Đầu nhà Thanh, chế độ quan lại tương đối sáng suốt, cấm quan lại, nhân sĩ vào kỹ viện, lại thêm kinh tế chưa phồn vinh lắm, nghề ca kỹ chưa hưng vượng mấy. Nhưng đến thời Càn Long mấy lần xuống Giang Nam, thói hào hoa xa xỉ dần dần nổi lên. Đến giữa thời Thanh, nghề kỹ nữ tư phát triển rất mạnh. Các nơi Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu, Ninh Ba, Dương Châu, Quảng Châu kỹ nữ tư rất nhiều, “váy giày ca hát” “rất
phồn thịnh”.
Trung Quốc cổ đại ca kỹ khởi nguồn từ nữ nhạc, rất coi trọng kỹ xảo nghệ thuật, đánh giá phẩm cấp ca kỹ, trước hết xem tài rèn luyện ngón nghề và lễ nghi xã giao thù tiếp ứng đối, sau đó mới nói đến công năng sắc đẹp và tình dục. Kỹ nữ Trung Quốc cổ đại lấy tinh thông thơ ca từ khúc xem là thời thượng, rất nhiều người hiểu âm luật, thông thơ văn (nên thường kết duyên với văn nhân học sĩ) và thúc đẩy thơ ca từ khúc phát triển. Về sau do loạn An - Sử thời Đường và thời Tống chuyển về nam, kỹ nữ phía nam giành được địa vị của kỹ nữ phía bắc, nam giới cũng xuất hiện sự thay đổi về tâm lý thẩm mỹ từ “xem sắc là sản phẩm phụ” đến “trọng sắc, trọng dung nhan”.
Theo Đàm Đại Chính, đem so sánh quần thể kỹ nữ Trung Quốc cổ đại với các tầng lớp phụ nữ khác, tuy địa vị xã hội của họ tương đối thấp, nhưng cá tính họ biểu hiện tự do và rộng mở hơn. Họ không bị ràng buộc bởi lễ tục, có thể cùng ngồi chung vui với nhiều nam giới, có thể ứng đối thoải mái với nhiều sĩ tử, ca hay múa đẹp, phấn son mời nâng chén, gọi thẳng tên họ công khanh, bình phẩm tùy thích nhân sĩ triều đình, có phong độ lãng mạn phóng khoáng, các tầng lớp phụ nữ khác trong xã hội cổ đại Trung Quốc khó sánh kịp.
XUÂN CUNG HỌA
"Xuân Cung Họa" là đóa hoa lạ và là một phần quan trọng của nền văn hóa tình dục thời cổ đại Trung Quốc, trong đó Đường Dần (tức Đường Bá Hổ) là nhân vật tiêu biểu của trường phái hội họa này.
Đường Bá Hổ (6/3/1470 - 7/1/1524), tự là Tự Úy, Bá Hổ, hiệu là Lục Như Cư Sĩ, Đào Hoa Am Chủ, Thoát Thiền Tiên Lại… là người Ngô Huyện (nay thuộc thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô).
Thời thiếu niên, Đường Dần theo Chu Thần học vẽ, sau kết giao với Thẩm Chu, Văn Chứng Minh, Chúc Dẫn Minh, Từ Chinh Khanh… so tài văn học.
Theo ghi nhận của sử sách, Đường Dần là một tài tử phong lưu, có sở trường thơ ca, văn và họa, ông có tính tình phóng khoáng, tự khắc và sử dụng lạc khoản (con dấu) "Giang Nam đệ nhất phong lưu tài tử".
Do sĩ đồ lận đận nên Đường Dần thường hay đi khắp nơi du ngoạn danh lam thắng cảnh, đồng thời vẽ lại các cảnh mắt thấy tai nghe, sống bằng nghề bán họa.
Rất nhiều văn nhân thời xưa thường do sĩ đồ không như ý nên phải sống bằng nghề họa, nên mới xuất hiện nhiều nhà văn họa sĩ như vậy, Đường Dần cũng là là một trong số đó, ông tự xưng là "Giang Nam đệ nhất phong lưu tài tử", vốn phong lưu đa tình nên Xuân Cung họa do ông vẽ vô cùng sống động.
Tuy nhiên, Đường Dần vẽ Xuân Cung họa không chỉ vì bản tính phong lưu, thực chất còn ẩn chứa nhiều yếu tố ảnh hưởng bên ngoài.
Dùng kỹ nữ hoặc nhân tình làm người mẫu
Đường Dần có sở trường vẽ nhân vật, đặc biệt là tranh về phụ nữ, ông vẽ Xuân Cung họa, điều này có liên quan đến thói quen trong cuộc sống của ông và đây cũng là một biểu hiện về tính cách phong lưu bất kham của Đường Bá Hổ. Thậm chí, chúng ta còn có thể cho rằng đây chính là sự phản ánh mang tính châm biếm đối với sự hủ bại của quan trường, mặt trái trong xã hội và lễ giáo phong kiến thời bấy giờ.
Người đời sau có khá nhiều ghi chép về Xuân Cung họa của Đường Bá Hổ. Trong Thái Bình Thanh Thoại của tác giả Trần Kế Nho đời nhà Minh có ghi Đường Bá Hổ có quyển sách ghi chép lại quá trình mây mưa với kỹ nữ, tên sách là Phong lưu tuần.
Trong quyển Thái Bình Thanh Thoại viết: "Đường Bá Hổ có Phong lưu tuần mấy ngàn chữ, đều là những ghi chép về chuyện mây mưa chốn thanh lâu". Dù rằng Phong lưu tuần đã bị thất truyền nhưng từ đó có thể thấy, Đường Dần viết Xuân Cung họa là dựa trên cuộc sống thực tế của ông.
Dù rằng câu chuyện "Đường Bá Hổ điểm Thu Hương" là một truyền thuyết không có thật, nhưng việc ông đam mê nữ sắc, thường hay chìm đắm trong chuyện gối chăn là sự thật không thể bàn cãi.
Quan điểm thông thường cho rằng, thời cổ đại Trung Quốc chịu sự trói buộc và giam cầm của lễ giáo phong kiến, nghệ thuật vẽ cơ thể người không phát triển, thậm chí bị bỏ sót, đều bởi thời phong kiến cấm vẽ lõa thể, các nhà nghệ thuật cũng không được sử dụng người mẫu khỏa thân, vì vậy Xuân Cung họa của Trung Quốc thời xưa phần lớn đều không có giá trị cao, không có được những bậc thầy như Michelangelo của châu Âu.
Đường Dần vẽ Xuân Cung họa thường hay dùng những kỹ nữ, nhân tình mà ông si mê làm người mẫu, do đó những bức họa của ông không chỉ truyền thần mà còn đầy cảm xúc chân thật.
Theo các họa sĩ chuyên nghiệp và nhà giám định phân tích, các nhân vật nữ mà Đường Dần vẽ thường có một đặc điểm nổi bật, chính là "tam bạch", tức là trước trán một chấm trắng, trên mũi một chấm trắng và dưới cằm một chấm trắng, đây thường là tiêu chuẩn để người đời sau giám định phân biệt thật giả cho họa của Đường Dần.
Các bức họa phụ nữ do Đường Dần vẽ có Mạnh Cung Thục Kỹ đồ, Ban Cơ Đoàn Phiến đồ, Thường Nga Bôn Nguyệt đồ… nhưng bức họa khổ lớn Bí Hý đồ của ông đến nay đã không còn tìm thấy, chỉ còn để lại vài bài thơ của người đời Thanh viết về Xuân Cung họa của Đường Dần được để lại trong các điển tích.
Chỉ tiếc là Xuân Cung họa của Đường Dần đã thất lạc từ lâu, chỉ còn lại các bản sao chép của Thoái Thực Nhàn Yến, Cạnh Xuân đồ quyển, Hoa Trận Lục Kỳ… trong số đó nổi tiếng nhất là quyển Phong Lưu Tuyệt Sướng đồ, có tất cả 24 bức vẽ.
Xuân Cung họa của Đường Bá Hổ nổi tiếng đến mức độ nào?
Xuân Cung họa của Đường Bá Hổ nổi tiếng đến mức độ nào? Đây là vấn đề không tài nào biết được. Nhưng, trong danh tác có sức ảnh hưởng lớn như Hồng Lâu Mộng vẫn có thể thấy miêu tả về Xuân Cung họa của ông, đủ thấy sức ảnh hưởng của nó không phải tầm thường.
Người thời nay thường hay xem Xuân Cung họa thời xưa là đồi trụy, thật ra điều này không hoàn toàn xác đáng. Xuân Cung họa thời xưa không những có chức năng để nhìn ngắm, giáo dục, trị liệu mà còn có chức năng nghiên cứu, có giá trị văn hóa rất lớn. Các bác sĩ hiện đại muốn trị bệnh lãnh cảm cũng thường hay dùng những bức tranh sex để kích thích ham muốn của người bệnh, đây là một trong những cách trị liệu quan trọng không thể tránh khỏi.
Thật ra, người đời sau thông qua việc nghiên cứu các Xuân Cung họa cũng hiểu được thêm rất nhiều về phong tục tình dục, quan điểm tình dục, tri thức tình dục, trang phục thường ngày và hoàn cảnh sống cũng như đời sống tình dục của người xưa, thậm chí có thể thông qua Xuân Cung họa để tìm hiểu thêm về lịch sử.
Những bức họa phụ nữ của Đường Dần đa phần đều cảm thán cho thế thái nhân tình, thể hiện tâm trạng bất mãn với cuộc sống. Ông dùng thủ pháp Chư gia, học hỏi được sở trường của Viện phái và Văn nhân nên họa của ông có phong cách độc đáo, mở ra một cách vẽ tranh hoàn toàn mới thể hiện tinh thần tự do cá nhân, cách hành bút chi tiết cẩn thận, có khí chất phóng khoáng thoải mái.
CHO THUÊ, THẾ CHẤP VỢ
Thời cổ đại Trung Quốc, người phụ nữ trở thành món hàng có giá trị để mang ra cầm cố, cho thuê thế chấp vợ.
Thời Nam Bắc Tống rất thịnh hành tục “chất thê và cố thê”. “Chất thê” tức là nhượng vợ mình cho người khác để lấy một khoản tiền, khi hết hạn thì hoàn lại tiền để đón vợ về. “Cố thê” tức chủ thuê phải bỏ tiền ra trả cho người chồng để đổi lấy vợ anh ta trong thời hạn quy định, hết hạn người vợ sẽ về nhà mình mà không phải hoàn lại tiền thuê.
Đến triều Tống, hiện tượng “điển thê, cố thê” càng nở rộ. Điển thê có thể chia thành hai loại: Điển thê (cầm cố vợ) và tô thê (cho thuê vợ), phân biệt hai hình thức này bằng thời gian. Nếu thời gian dài là điển thê, thời gian ngắn là tô thê. Đây đều là hình thức hôn nhân tạm thời.
Tại sao hiện tượng này lại xảy ra và nở rộ ở nhiều nơi ở Trung Quốc cổ đại?
Nhiều người vì nhà quá nghèo nên đành phải cho thuê vợ để mong cải thiện được đời sau.
Có nhiều gia đình tú tài, thành phần tri thức, giàu có, địa chủ… vì vợ không có khả năng sinh nở hoặc không sinh được con trai nối dõi nên sẽ “thuê vợ” người khác về làm vợ mình trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Nhưng thông thường là đến khi sinh được con trai.
Còn có trường hợp thương nhân, khách du lịch… từ xa đến, cũng có thể bỏ tiền thuê vợ người khác về làm “vợ tạm thời” của mình và có thể chung sống trong thời gian lưu lại tại địa phương. Trong thời hạn thuê, người vợ phần lớn vẫn sống với người chồng hợp pháp, chỉ khi nào khách thuê đến thì người chồng sẽ phải lánh đi. Đến khi hết hạn giao ước thì bản giao ước cũng chấm dứt.
Ngoài ra, ở Cam Túc còn có hiện tượng anh em lấy chung vợ. Theo phong tục cưới xin ở địa phương, nếu anh trai chết, em trai sẽ lấy chị dâu, em trai chết anh trai sẽ lấy em dâu là chuyện bình thường. Cũng có gia đình quá nghèo khó nên mấy anh em trai chỉ lấy chung một vợ. Anh em trai đều bình đẳng làm chồng một người phụ nữ và thay phiên nhau làm “nghĩa vụ của đức ông chồng” với vợ mình.
Trên đây là một vài nét về văn hóa tình dục thời cổ đại Trung Hoa. Còn rất nhiều điều thú vị về "đề tài" này mà với giới hạn ở bài viết không thể trình bày hết được. Du khách hãy đặt cho mình một tour du lịch Trung Quốc để tự mình khám phá nhiều hơn nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi với nhiều trải nghiệm thú vị!