Slider

THÂN THẾ VÀ CUỘC ĐỜI

Lý Liên Anh (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1848 - mất ngày 04 tháng 3 năm 1911) là một thái giám trong triều đình nhà Thanh thế kỷ XIX, là người thân cận và tâm phúc của Từ Hy Thái hậu. Ông là Đại tổng quản hay Tổng quản thái giám trong thời kỳ Từ Hy còn đương nhiệm và là nhân vật có thực quyền thậm chí lấn át cả vua và đã làm loạn cả hậu cung nhà Thanh. Chỉ sau khi Từ Hy qua đời, Lý Liên Anh mới rời chốn hoàng cung sống mai danh ẩn tích và qua đời một cách lặng lẽ.

Lý Liên Anh tên thật là Lý Tiến Hỉ, từ năm 9 tuổi đã nhập cung làm thái giám và phụng sự hậu cung Thanh triều suốt 4 đời vua (từ thời Hàm Phong đến đời Phổ Nghi). Xuất thân là kép hát, Lý Liên Anh được cho là rất đẹp trai, hát hay, được Từ Hy sủng ái, tới mức ông nói gì, bà ta cũng nghe, ông ta tự phụ, tự coi là ngang với bà. Tương truyền vua Hàm Phong biết trước rằng sau này bà sẽ là một tai họa cho nhà Thanh nên trước khi chết đã để lại di chúc bảo phải giết đi, nhưng viên thái giám Lý Liên Anh cho bà hay rồi hủy di chúc này, giúp đỡ bà đưa Đồng Trị lên ngôi. Lý Liên Anh từ đó thành sủng thần của Từ Hy, tham ô, làm loạn trong cung.

Lý Liên Anh là thái giám đã phụng sự hậu cung nhà Thanh qua 4 đời vua, vì vậy cũng có thể coi vị Tổng quản này là "nguyên lão tứ triều". Từng đảm nhiệm Đại Tổng quản nội cung, chức vị của Lý Liên Anh cũng không phải chỉ là hư danh. Sinh thời, vị thái giám nổi tiếng "lắm mưu nhiều kế" vốn có năng khiếu thiên bẩm trong việc quản lý mọi việc chốn hậu cung.

Đặc biệt, việc bài trí vật phẩm cũng như thứ tự chuẩn bị lễ vật luôn được thái giám họ Lý ấy nằm lòng. Những hoạn quan khác mỗi khi gặp phải việc gì khó khăn vẫn thường phải nhờ đến sự chỉ giáo của Lý Tổng quản. Những dịp trong hậu cung có việc lớn, tài năng của Lý Liên Anh lại có "đất dụng võ". Nhờ vậy mà mọi bữa tiệc trong hậu cung được an bài dưới bàn tay ông đều diễn ra một cách thuận lợi.

Thế nhưng, những giai thoại về tài năng quản lý của Tổng quản Lý Liên Anh thì ít, mà câu chuyện về sự sủng ái của Từ Hy Thái hậu dành cho ông lại nhiều không đếm xuể.

Trong số đó, có một giai thoại nổi tiếng truyền lại rằng, lý do Lý Liên Anh năm xưa được Lão Phật gia cưng chiều thực chất bắt nguồn từ "tay nghề" chải tóc trình độ thượng thừa của hoạn quan này. Theo đó, Từ Hy lúc còn trẻ đã vô cùng coi trọng việc chải đầu. Kể từ lần được Lý Thái giám bên người, mọi kiểu tóc của Thái hậu đều do Lý Liên Anh đích thân lo liệu. Vì thế về sau, Lý Liên Anh càng được Từ Hy tin cẩn.

Ngoài ra, mặc dù thuở nhỏ ít đọc sách, nhưng Lý Liên Anh nói năng khéo léo, uyển chuyển, chọc cười mà không hề thô thiển, ngược lại còn được rất nhiều người yêu thích. Mỗi khi rảnh rỗi, Từ Hy thường thích nghe Lý Liên Anh kể vài câu chuyện tiếu lâm để giải khuây. Những dịp này, thái giám họ Lý luôn đem hết bản lĩnh của mình để mang lại tiếng cười cho lão Phật gia. Vị thái giám Tổng quản này ăn nói khéo léo tới nỗi dù có châm biếm nhiều câu chuyện quan trường, chính trị cũng chẳng ai nhận ra hàm ý châm chọc hay bị ông làm cho phật ý.

ly lien anh 5

Trên thực tế, số lượng tâm phúc bên người Từ Hy vốn không hề ít. Nhưng những kẻ ấy cứ đến rồi lại đi, chỉ có Lý Liên Anh là người duy nhất cả đời trung thành với Từ Hy.

Đến trước lúc qua đời, Từ Hy vẫn không quên dặn dò Long Dụ Thái hậu phải "chiếu cố" cho vị hoạn quan họ Lý ấy. Thậm chí tới tận lúc Thái hậu lâm chung, việc rửa mặt, chải đầu cho Từ Hy vẫn do Lý Liên Anh đích thân đảm nhiệm. Ngay cả quan tài chất đầy kho báu của bà cũng do thái giám họ Lý lựa chọn từng bảo bối và tận tay đặt vào.

Do tình hình chính trị bấy giờ rối ren, triều đình thối nát, không ít thái giám lợi dụng uy thế của triều đình để làm giàu. Gia tộc của Lý Liên Anh thậm chí còn giàu có hơn cả quý tộc hoàng gia, tài sản của ông khiến người ta phải ghen tị. Lý Liên Anh cũng bức hiếp Quang Tự, đối xử tàn nhẫn. Hoàng đế Quang Tự cũng phải nhẫn nhịn Lý nhiều lần. Sau vụ Mậu Tuất chính biến, Quang Tự bị giam trong một phòng bẩn thỉu, ăn không được no, mặc không đủ ấm, chịu nhục nhã tới khi chết, một phần cũng là do ý của Lý Liên Anh. Thậm chí khi biến loạn, ông là người đã đẩy Trân phi vợ của Quang Tự xuống giếng.

Có thể nói trong những năm cuối triều Thanh có hai thái giam có uy lực nhất đó là Lý Liên Anh và Tiểu Đức Trương (người kế nhiệm của Lý Liên Anh), trong đó Lý Liên Anh là thái giám có dã tâm lớn và quyền lực cuối cùng của Trung Quốc. Tuy chức quan cao nhị phẩm danh giá nhưng sống ở thời loạn lạc, Trung Quốc phong kiến đứng trước thời thế thay đổi, nhờ mưu trí ông mới có thể trải qua những ngày tháng loạn lạc bình yên.

Tháng 10 năm 1908, hoàng đế Quang Tự, Từ Hy thái hậu lần lượt qua đời. Lý Liên Anh cảm thấy mất đi chỗ dựa vững chắc, cộng thêm tuổi già sức yếu nên đã chủ động rút lui, nhường lại địa vị Tổng quản thái giám cho Tiểu Đức Trương. Tương truyền rằng, trước khi rời cung, Lý Liên Anh còn làm một việc vô cùng thức thời. Ông đã đem những trân bảo năm xưa Từ Hy ban thưởng cho mình để dâng tặng cho Long Dụ thái hậu.

Sau khi trở về cố hương, Lý Liên Anh ngày đêm ăn chay niệm Phật, không màng thế sự. Trước khi qua đời, Lý Liên Anh đã để lại toàn bộ tài sản của mình cho người thân. 

Trong thời kỳ ẩn cư, Lý Liên Anh từng nhiều lần nhắc nhở cháu trai của mình rằng: "Tiền tài nhiều thì họa cũng lớn". Chỉ tiếc người cháu của ông chẳng để trong lòng, hoang phí bạt mạng.

Lý Liên Anh cả đời cúc cung tận tụy cho hoàng cung Thanh triều. Năm 1911, ông qua đời ở tuổi 63. Trùng hợp thay, năm ấy cũng chính là cột mốc đánh dấu sự tuyệt diệt của Đại Thanh.

HIẾN MỘT PHẦN CƠ THỂ: TẤM VÉ CHO SỰ PHẤT LÊN NHANH CHÓNG CỦA THÁI GIÁM LÝ LIÊN ANH

Nắm quyền chấp chính của Đại Thanh hơn nửa thế kỷ, Từ Hy vẫn thường được nhắc tới như một trong số những người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc.

Khi nhắc tới giai thoại về Lão Phật gia, bí mật khiến hậu thế không khỏi thắc mắc chính là lý do tại sao người phụ nữ "hét ra lửa" của triều đại Mãn Thanh ấy suốt mấy chục năm trời lại chỉ tin tưởng duy nhất một người là thái giám Lý Liên Anh.

Sử cũ ghi lại, Tây Thái hậu từng nhiều lần vì hoạn quan họ Lý mà phá lệ. Bà thậm chí đã bỏ qua pháp chế quy định thái giám không được làm quan quá tứ phẩm, trực tiếp cất nhắc Lý Liên Anh lên hàng nhị phẩm. Trong những năm tháng cuối đời, Từ Hy vẫn gắn bó với Lý Liên Anh như hình với bóng.

Điều đáng nói là, thái giám trong hoàng cung vốn không phải ít, mà những kẻ muốn lấy lòng Lão Phật gia lại càng nhiều không đếm xuể, nhưng tại sao chỉ có mình Lý Liên Anh là được sủng ái lâu tới vậy?

Trong suốt những ngày tháng làm việc vặt ở cung Từ Hy, Lý Liên Anh phát hiện ra rằng, người phụ nữ quyền lực ấy đặc biệt coi trọng chuyện làm đẹp, nhất là việc chải đầu. Nắm được điểm ấy, Lý Liên Anh ngày đêm khổ luyện kỹ thuật chải tóc, mỗi ngày đều nài nỉ nhiều cung nữ tạo điều kiện cho mình có cơ hội luyện tập. Cuối cùng, thái giám họ Lý ấy cũng đã rèn được "tuyệt kỹ" chải đầu mà không làm đứt dù chỉ một sợi tóc. Không chỉ sở hữu kỹ nghệ chải đầu thuộc vào hàng "cao siêu", Lý Liên Anh còn biết làm nhiều kiểu tóc vô cùng đẹp mắt.

Với một người cầu kỳ như Từ Hy, tài năng này đương nhiên sẽ có "đất dụng võ". Quả nhiên, sau một lần chỉ định Lý Liên Anh hầu hạ việc mình chải đầu, Từ Hy đã "phải lòng" tay nghề của người thái giám ấy. Lại thêm Lý hoạn quan dung mạo tuấn tú, nói năng khéo léo, luôn miệng tung hô mấy tiếng "Lão Phật gia" khiến bà vô cùng vừa ý. Kể từ khi có Lý Liên Anh bên mình, việc chải đầu của Từ Hy luôn được chỉ định là công việc dành riêng cho ông. Mà mấy chữ "Lão Phật gia" do thái giám họ Lý thường tung hô năm nào cũng trở thành danh xưng được Từ Hy yêu thích suốt hàng chục năm trời.

ly lien anh 3

Nhưng nếu chỉ dựa vào tài nghệ chải đầu và nói năng khéo léo, e rằng Lý Liên Anh từ sớm đã bị "đốn ngã" trong chốn hoàng cung chẳng bao giờ thiếu người mới ấy.

Trước khi chiến tranh Giáp Ngọ nổ ra, Từ Hy mắc một căn bệnh nghiêm trọng, trị mãi vẫn không khỏi hẳn. Phải nói rằng, Lão Phật gia là một người phụ nữ hết sức mê tín, vì vậy bà liền phái người tìm khắp bốn phương những phương thuốc bí truyền để chữa bệnh. Trong số những phương thuốc dân gian được truyền đến tai Thái hậu, có một bài thuốc "kinh dị" ghi rằng ăn thịt đùi của người có quan hệ thân cận nhất với mình thì bệnh ắt sẽ khỏi.

Từ Hy nghe vậy, liền truyền gọi con trai là Hoàng đế Quang Tự tới cung của mình, mập mờ đem chuyện này đề cập với nhà vua. Thế nhưng vua Quang Tự nghe xong liền "giả bộ hồ đồ" mà không làm. Nào ngờ Lý Liên Anh vừa nghe được chuyện này, không chút do dự cắt thịt trên đùi của mình để dâng tặng Thái hậu. Sau đó một thời gian, bệnh của Từ Hy cuối cùng cũng khỏi.

Không ai dám chắc được rằng, bệnh tình của Thái hậu chuyển biến tốt có phải nhờ vào thang thuốc dùng "thịt đùi" của Lý Liên Anh hay không. Nhưng phàm là người trong cung lúc ấy đều thấy rõ, kể từ sau sự việc này, Từ Hy càng thêm cưng chiều vị thái giám họ Lý, mà sự nghiệp của Lý Liên Anh cũng "phất lên như diều gặp gió".

Bàn luận về giai thoại chốn hậu cung ấy, có người cho rằng Lý Liên Anh hiến thịt cho Thái hậu cũng không phải là việc gì đáng ngợi ca. Bởi thân phận thái giám đã cướp đi những thứ quý giá nhất của người đàn ông, thì việc mất thêm một miếng thịt cũng nào phải chuyện gì to tát. Lại có người bình thản đánh giá rằng, Lý Liên Anh từng ở bên cạnh Từ Hy tới hơn 50 năm, bản thân ông là người hiểu rõ tính khí của vị Thái hậu ấy nhất, nên hành động của ông cũng không phải là điều quá bất ngờ. Nhưng dù hậu thế có nhìn nhận theo cách nào, thì cũng không ai có thể phủ nhận được sự thật rằng Lý Liên Anh là hoạn quan được Từ Hy sủng ái nhất trong cuộc đời nắm quyền của bà.

Đến trước lúc qua đời, Từ Hy vẫn không quên dặn dò Long Dụ Thái hậu phải "chiếu cố" cho vị hoạn quan họ Lý ấy. Thậm chí tới tận lúc Thái hậu lâm chung, việc rửa mặt, chải đầu cho Từ Hy vẫn do Lý Liên Anh đích thân đảm nhiệm. Ngay cả quan tài chất đầy kho báu của bà cũng do thái giám họ Lý lựa chọn từng bảo bối và tận tay đặt vào.

Từ đó có thể thấy, sự sủng ái của Từ Hy dành cho Lý Liên Anh từ sớm đã vượt qua ràng buộc của mối quan hệ chủ tử - nô tài thời phong kiến mà giống như tình cảm của những người tri kỷ hiếm có dành cho nhau ở chốn hậu cung.

Đây cũng là lý do mà những câu chuyện về sự yêu mến của Tây Thái hậu dành cho hoạn quan thân tín của mình vẫn là đề tài được hậu thế đàm luận trong những lúc trà dư tửu hậu…

NGOÀI THỦ ĐOẠN, ĐIỀU GÌ GIÚP LÝ LIÊN ANH PHẤT LÊN NHƯ DIỀU GẶP GIÓ KHI HẦU HẠ THÁI HẬU TỪ HY

Thanh triều vốn có rất nhiều thái giám, số người tình nguyện nhập cung làm hoạn quan cũng không thiếu, nhưng Lý Liên Anh lại là nhân vật "số đỏ" bậc nhất trong nhóm người này. Điều này không chỉ bắt nguồn từ những thủ đoạn, mánh khóe lão làng, mà phần nào còn liên quan tới cách đối nhân xử thế của thái giám họ Lý này.

 

Bậc thầy của nghệ thuật hài hước trong hoàng cung Thanh triều

Hậu thế đều biết, Lý Liên Anh phất lên nhờ vào tài chải đầu không đứt một sợi tóc khiến Từ Hy vừa ý. Nhưng ít ai biết rằng, hoạn quan họ Lý này còn có một năng khiếu thiên phú khác, đó chính là đoán biết được tâm ý của chủ nhân. Hơn nữa, tính cách Lý Liên Anh vốn rất khôi hài, thích nói đùa. Mặc dù thuở nhỏ ít đọc sách, nhưng ông nói năng khéo léo, uyển chuyển, chọc cười mà không hề thô thiển, ngược lại còn được rất nhiều người yêu thích.

Mỗi khi rảnh rỗi, Từ Hy thường thích nghe Lý Liên Anh kể vài câu chuyện tiếu lâm để giải khuây. Những dịp này, thái giám họ Lý luôn đem hết bản lĩnh của mình để mang lại tiếng cười cho lão Phật gia.

Vị thái giám Tổng quản này ăn nói khéo léo tới nỗi dù có châm biếm nhiều câu chuyện quan trường, chính trị cũng chẳng ai nhận ra hàm ý châm chọc hay bị ông làm cho phật ý.

Vị Tổng quản phúc hậu hiếm có của hoàng cung

"Đức Tông di truyện" từng đề cập, năm xưa khi Bắc Kinh thất thủ, Từ Hy từng cùng Quang Tự chạy trốn, thẳng đến khi Hiệp ước Tân Sửu được ký mới trở lại kinh thành.

Có lần, đoàn người của Thái hậu và Hoàng đế dừng chân nghỉ ngơi giữa đường. Bấy giờ, phòng ngủ của Từ Hy được bố trí hết sức hoa mỹ, mọi thứ đều đủ cả. Sau khi Lão Phật gia an giấc, các thái giám và nô tỳ đều tản đi. 

Lý Liên Anh lúc đó có đến phòng Quang Tự, phát hiện chỗ nghỉ ngơi của nhà vua ngay đến một thái giám túc trực cũng không có. Trong căn phòng trống trải ấy, Quang Tự ngồi một mình trước ngọn đèn dầu heo hắt. Bấy giờ, Lý Liên Anh quỳ thỉnh an rồi hỏi: "Vì sao chủ tử còn chưa ngủ?"

Quang Tự đáp: "Ngươi nhìn qua căn phòng này một chút, sau đó dạy ta xem nên ngủ thế nào".

Lý Liên Anh nhìn qua một lượt, phát hiện ra rằng đang vào mùa đông giá lạnh, mà giường ngủ của Quang Tự ngoại trừ đặt một chiếc nệm và gối dựa, ngay đến chăn cũng chẳng có. Khi đó, hoạn quan họ Lý lập tức quỳ xuống, ôm chân Quang Tự mà khóc rằng: "Chúng nô tài quả thực đáng chết vạn lần!".

Ngay sau đó, ông vội vàng đem chăn nệm của mình ôm đến và nói: "Đêm đã khuya, khó có thể chuẩn bị chu toàn. Đây là chăn nệm của nô tài, xin chủ tử dùng tạm. Tuy rằng nô tài tội càng thêm nặng, nhưng nô tài quả thực chẳng còn cách nào khác…".

ly lien anh 4

Khi đã trở lại Bắc Kinh, Quang Tự vẫn thường nhắc tới chuyện này, còn cảm thán một câu: "Nếu không có Lý yếm đáp (chỉ Lý Liên Anh), trẫm sợ rằng không sống nổi đến ngày hôm nay…"

Những năm cuối đời, Quang Tự thường bị Từ Hy nhiều lần làm khó. Nhưng Lý Liên Anh chưa bao giờ tìm cách "giậu đổ bìm leo", còn nhiều lần chiếu cố nhà vua trong phạm vi quyền hạn của mình.

So với bè lũ thái giám "gió chiều nào che chiều ấy" mà nói, Lý Đại Tổng quản cũng được coi là một người phúc hậu.

Sẵn sàng đem của cải để đổi lấy đường lui

Năm 1908, Quang Tự và Từ Hy lần lượt qua đời. Sau khi lo lắng chu toàn việc tang lễ cho hai người, tháng giêng năm Tuyên Thống thứ nhất, Lý Liên Anh xin Long Dụ Thái hậu về quê dưỡng già. Long Dụ thuận theo ý ông, còn ban cho bổng lộc "về hưu", mỗi tháng được hưởng đãi ngộ 60 lượng bạc. Vậy là Lý Tổng quản lẫy lừng một thời đã quyết định rời xa hoàng cung - nơi gắn bó với ông trong suốt 52 năm (9 tuổi nhập cung, 61 tuổi rời cung).

Trung Hoa từ xưa tới nay vốn đã có luật "vua nào, triều thần ấy". Bản thân thái giám họ Lý hiểu rõ hơn ai hết một sự thật rằng, Từ Hy chết, ông cũng rớt đài, thay vì chờ đến lúc bị người ta hất cẳng, thà rằng thức thời một chút mà rời đi sớm, tránh đến lúc gặp phải họa bất trắc.

Tương truyền rằng, trước khi rời cung, Lý Liên Anh còn làm một việc vô cùng thức thời. Ông đã đem những trân bảo năm xưa Từ Hy ban thưởng cho mình để dâng tặng cho Long Dụ thái hậu.

Khi ấy, Lý Liên Anh thưa rằng: "Đây vốn là đồ của hoàng gia, không nên truyền vào dân gian, nô tài thay hoàng thất cẩn thận giữ gìn mấy thập niên, giờ đây tuổi già sức yếu, cũng nên rời cung đình, nguyện đem tất cả những vật này gửi lại cho chủ tử".

Việc làm ấy khiến Long Dụ hết sức hài lòng. Cũng nhờ vậy mà sau khi Lý Liên Anh qua đời, vị Thái hậu này còn theo quy chế dành cho đại thần, phát cho nhà ông 2000 lượng bạc làm chi phí lo mai táng.

Chân lý rút ra sau một đời hưởng phú quý: Tiền tài nhiều thì họa cũng lớn.

Trước khi qua đời, Lý Liên Anh đã để lại toàn bộ tài sản của mình cho người thân. Tất cả số ruộng đất ông từng sở hữu được chia làm 5 phần cho 5 huynh đệ, ước chừng khoảng 370 mảnh.

Tiền bạc, ngân phiếu chia làm 7 phần, ngoài 5 người anh em trai còn có phần của 2 người em gái. Tương truyền rằng, hai em gái của Lý Liên Anh mỗi người được thừa hưởng 17 vạn lượng bạc, ngoài ra còn có 7 hộp trang sức đựng đầy châu báu.

Sau khi xuất cung, vị thái giám họ Lý này không mấy khi tùy tiện lộ mặt, cũng ít giao thiệp với mọi người xung quanh. Trong thời kỳ ẩn cư, Lý Liên Anh từng nhiều lần nhắc nhở cháu trai của mình rằng: "Tiền tài nhiều thì họa cũng lớn". Chỉ tiếc người cháu của ông chẳng để trong lòng, hoang phí bạt mạng.

Sống trong hoàng cung đã mấy chục năm, thái giám họ Lý khó tránh khỏi bị cuốn vào vòng xoáy quyền lực khốc liệt ở nơi này, tham quyền, nhận hối lộ cũng là điều khó tránh. Dù vậy, vị Tổng quản này vẫn giữ những nguyên tắc làm người ít nhiều đáng khen ngợi. Điều này đủ để thấy ông vốn không phải là người bị tiền tài và quyền lực làm cho mờ mắt.

MỐI QUAN HỆ PHỨC TẠP GIỮA TỪ HY THÁI HẬU VÀ THÁI GIÁM LÝ LIÊN ANH

Theo những tin đồn trong dân gian, Lý Liên Anh là một thái giám giả. Thậm chí, còn có chuyện Từ Hy thái hậu và Lý Liên Anh có quan hệ tình ái. Đây là một câu đố lịch sử lớn trong thời gian dài. Có thật sự Lý Liên Anh là một thái giám giả? Thái hậu Từ Hy có quan hệ tình ái với Lý Liên Anh không? Để trả lời những câu hỏi này, ngày 14-1-2011, báo điện tử Lịch sử văn hóa Trung Hoa đã đăng bài “Giải mã mối quan hệ phức tạp giữa Từ Hy thái hậu và thái giám Lý Liên Anh”. 

Trước hết, hãy xem dân gian có nhầm lẫn về thân phận của Lý Liên Anh không. Bí ẩn về thân phận thực sự của Lý Liên Anh được mở ra thông qua ba nguồn tư liệu quan trọng đáng tin cậy sau:

Cơ sở đầu tiên là chữ khắc trên văn bia của Lý Liên Anh. Văn bia của Lý Liên Anh ghi: “Hoàng Thanh Hoa Linh nhị phẩm đỉnh đới đại tổng quản Lý công mộ chí minh” (bài minh trên mộ chí của Hoa Linh nhị phẩm đại tổng quản Lý công triều Thanh) với những ghi chép tỉ mỉ về cuộc đời của Lý Liên Anh là những thông tin rất có giá trị.

Thứ hai, theo tài liệu lưu trữ của triều Thanh về Lý Liên Anh. Học giả Đường Ích Niên đã tìm thấy trong tài liệu lưu trữ của phủ Nội vụ nhà Thanh có “Sơ yếu lý lịch của Lý Liên Anh”. Tài liệu này đã phần nào hóa giải những nghi vấn về thân thế của Lý Liên Anh nên có ý nghĩa lớn.

Thứ ba, theo hồi ức của chính một cung nữ. Người này được thái hậu chỉ định gả cho thái giám Lưu Tường. Lưu Tường là đồ đệ của Lý Liên Anh. Lý Liên Anh hằng ngày vẫn đem cuộc sống của mình ra kể cho Lưu Tường nghe. Lưu Tường lại đem những gì mình nghe được kể cho người cung nữ này nghe. Cung nữ ấy là một người trí nhớ tốt, có khả năng ăn nói, đem những điều mình nghe được về thân thế của Lý Liên Anh kể lại cho nhà văn Kim Dị, Thẩm Nghĩa Linh nghe. Tổng hợp thông tin từ ba nguồn tư liệu quan trọng trên, thân phận thực sự của Lý Liên Anh về căn bản đã sáng rõ.

Từ Hy thái hậu cực kỳ sủng ái Lý Liên Anh. Về cuối đời, Lý Liên Anh đã thực sự trở thành một “người bầu bạn” của bà. Các thái giám trong cung đình đều có những hồi ức sinh động về điều này. Thái giám Lưu Hưng Cầu, Triệu Vinh Thăng, Phùng Lạc Đình... đã kể lại trong “Những điều mắt thấy tai nghe trong cung đình Mãn Thanh” như sau: “... Triều đại nhà Thanh có nhiều người trở thành góa phụ. Tây Thái hậu lúc đó tuy có rất nhiều việc phải làm nhưng xem ra hằng ngày vẫn cảm thấy rất tẻ nhạt, nhàm chán. Khi nhàn rỗi thì bà viết, vẽ hoặc xem hát một chút... nhưng trong lòng vẫn thấy trống rỗng. Người có thể giúp thái hậu xua tan đi cảm giác này chính là thái giám Lý Liên Anh. Lý Liên Anh trở thành người không thể tách rời thái hậu, luôn theo sát phục vụ bà. Tình cảm giữa hai người vì thế cũng trở nên vô cùng thân mật. Ba bữa cơm một ngày, từ sáng đến tối, họ đều hỏi han nhau những câu như: “Cơm ngon chứ?”. Đôi khi, thái hậu còn đích thân tới phòng ngủ của Lý Liên Anh: “Liên Anh à, chúng ta đi dạo nhé!”. Có lúc thái hậu lại cho gọi Lý Liên Anh vào buồng của mình, hai người trò chuyện đến tận đêm khuya”.

ly lien anh 1

Việc Từ Hy thái hậu ưu ái Lý Liên Anh xuất phát chủ yếu từ ba lý do ở chính con người Lý Liên Anh:

Thứ nhất, suy nghĩ chín chắn, phục vụ chu đáo.

Thứ hai, không tham dự chính sự, không đưa chuyện ra ngoài.

Thứ ba, am hiểu tâm lý, giỏi làm vừa lòng.

Dân gian truyền miệng Lý Liên Anh là thái giám giả do xuất phát từ việc Lý Liên Anh massage chân cho Từ Hy thái hậu. Trên thực tế, đây hoàn toàn là điều nói mà thiếu suy xét. Một người từng là cung nữ luôn phục vụ bên cạnh Từ Hy thái hậu đã nghiêm túc tường thuật lại việc này như sau:

“Theo quan niệm của người Hán, đôi chân cần phải được kín đáo, khi rửa chân, thay tất đều không được để người khác nhìn thấy. Người phụ nữ đã có chồng cũng phải đóng cửa để rửa chân trước khi đi ngủ. Nếu con cái đã lớn thì khi mẹ rửa chân cũng không được để cho con cái nhìn thấy. Lão thái hậu để thể hiện bản chất có giáo dục, sự cao quý và tôn nghiêm của mình, đã vô cùng chú ý đến điều này, không cho phép các thái giám tham dự vào. Có người đã đồn nhảm rằng, lão thái hậu đau chân, đặt chân trên ghế, duỗi ra để Lý Liên Anh massage. Điều này không đúng sự thật”. Điều này đã rất rõ ràng. Câu chuyện Lý Liên Anh massage chân cho Từ Hy thái hậu hoàn toàn là sai sự thật.

Trong dân gian còn đồn đại Lý Liên Anh là thái giám giả. Điều này là do người nói không hiểu biết về các quy định đối với thái giám. Những quy định này cực kỳ hoàn chỉnh, hệ thống, nghiêm ngặt. Bất kể vì lý do gì thái giám giả cũng không thể vào cung được. Lão thái giám Trương Phúc từng kể: “Nếu là thái giám giả thì tuyệt đối không được phép vào cung. Nếu đã vào được trong cung mà khi kiểm tra thấy không đạt tiêu chuẩn là thái giám thì sẽ bị xử trảm. Hơn 200 năm của triều Đại Thanh, trong cung đình cực kỳ sạch sẽ. Mỗi năm các thái giám đều trải qua một đợt kiểm tra. Đây là quy tắc của phòng Kính Sự. Nhưng những thái giám già, có thân phận rồi thì chỉ đến đây tán chuyện, uống trà, điểm danh mà thôi. Bởi vì họ đã trải qua mười mấy lần kiểm tra rồi nên không thể có sai sót được. Ở đây cũng có sẵn các thợ dao để kiểm tra các thái giám, không có các lang trung bình thường”.

Có cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ các thái giám ở đây. Nếu phát hiện ra vấn đề thì các thợ dao sẽ tiến hành xử lý hậu kỳ tức là tiếp tục rà soát. Vì vậy, trong cung nhà Thanh không thể có thái giám giả. Vì vậy, tin đồn Lý Liên Anh - thái giám giả là sai sự thật.

BÍ MẬT KINH HOÀNG TRONG MỘ LÝ LIÊN ANH

Tại một nơi góc khuất hẻo lánh phía Tây Nam trong khuôn viên trường “Lục nhất” xưa ở Bắc Kinh có một ngôi mộ cổ. Ít ai nơi đây từng có một ngôi mộ với quy mô hoành tráng như vậy. Chủ nhân của ngôi mộ đó có thân phận đặc biệt. Tuy không phải hoàng thân quốc thích, nhưng cũng là bậc giàu có đệ nhất thiên hạ. Tuy không phải vương hầu tướng quân, nhưng địa vị vô cùng hiển hách. Đó chính là đại thái giám nổi tiếng Lý Liên Anh triều Thanh.

Phần mộ của Lý Liên Anh tọa lạc trên mảnh đất rộng khoảng hơn 20 mẫu kéo dài từ Nam sang Bắc. Điểm cực Bắc là cầu Kim Thủy, từ cầu sang hướng Bắc có một nhà bia đầy khí thế được xây bằng đá ngọc trắng thời Hán.

Đầu mùa hè năm 1966, một đội khoảng 5,6 người bắt đầu tiến hành khai quật mộ của Lý Liên Anh. Ngôi mộ lúc này chỉ còn là một đám đất có hình lô cốt nằm tại một góc hoang vu tại khu Hải Điện, Bắc Kinh. Ròng rã hơn một tuần trời đào liên tục nhưng dường như cả ngôi mộ không hề bị ảnh hưởng gì. Mộ được xây bằng hỗn hợp đất trộn lòng trắng trứng gà, cháo gạo nếp, vôi và đất bazan. Sau hơn một tuần cuối cùng cũng mở được một cái hốc nhỏ trên nóc mộ lộ ra một tầng đá hoa cương. Sau vài nhát búa lớp đá hoa cương vẫn trơ trơ. Mọi người đều cảm thấy rất tuyệt vọng.

Đúng lúc này có một cụ già bước đến, sau khi biết mọi người đang khai quật mộ Lý Liên Anh thì cụ già cảm thấy vô cùng kinh ngạc và nói rằng: "Đừng đào thế vô ích, lại đây ta chỉ cho cách". Cụ già chỉ về hướng bia mộ và nói hãy đào từ đây, phía dưới chính là địa cung, phía sau sẽ là đường chính, lúc nhỏ ta thường chui xuống đó chơi.

Nơi cụ già chỉ gần hai tấm bia đá lớn trước mộ. Sau lớp đất hỗn hợp là một tầng đá răm. Sau khi dọn sạch lớp đá răm sâu gần hai mét có một tảng đá dài màu xanh hiện ra. Trên tảng đá có một cái hốc hình tròn, đây chính là nơi âm dương thông nhau. Tiền thất của ngôi mộ là một khoảnh rộng khoảng 3m hình vuông và được cắt bằng đá ngọc trắng thời Hán. Hai bức tường phía Đông Tây đều được khắc họa những bức tranh vô cùng tinh xảo. Hai bên Nam Bắc đều có cửa. Cửa phía Nam nối với mộ đạo, phía Bắc thông với mộ thất.

ly lien anh 2

Phía sau cửa có một quả cầu đá chặn bên dưới cửa chính. Có một rãnh nhỏ chạy dọc ở dưới, khi cửa đóng lại quả cầu sẽ tự động lăn vào rãnh giống như cái chốt chặn lại nên ở ngoài không thể đẩy vào được.

Quan tài của Lý Liên Anh màu đỏ tím phía đầu vẽ kim hoa vô cùng tinh xảo đã rơi ra khỏi vị trí trên giường ngọc. Phía trên giường đặt quan tài được đúc bằng đá bạch ngọc, trên đục một lỗ tròn, bên trong treo một hầu bao đựng ngọc và một ít tiền bằng đồng. Điều này chứng tỏ Lý Liên Anh được mai táng bằng hình thức “Kim tỉnh ngọc táng” - một hình thức mai táng cao quý thời bấy giờ.

Quan sát xung quanh, trên tường của hầm mộ có rất nhiều những dấu tích màu vàng. Đây có lẽ là vết mỗi khi mộ bị ngập, nước rút để lại vết, và cũng có thể do ngập nước nên quan tài đã bị xê dịch ra khỏi vị trí ban đầu.

Khi bật nắp quan tài, một hình người được xếp nằm ngay ngắn. Có hình đầu, cổ, chân tay và được đắp chăn. Trương Quảng Tri, một giáo viên trường “Lục nhất” là người trực tiếp tham gia khai quật từ đầu đến cuối nhớ lại:

Sau khi lật lớp chăn thì có một lớp bùn đen ở dưới. Khi xem kỹ thì đây thực chất là do lớp mùn do chăn mủn ra. Khi đưa tay vào áo quan để di chuyển thi thể ra bên ngoài thì chiếc giày bên phải tuột ra. Nhìn vào bên trong giống như bông gòn màu đen. Lật tiếp lớp quần áo rất dày với lớp ngoài cùng là một áo khoác dài chưa hề mục nát. Nhưng điều đáng kinh ngạc là không hề tìm thấy xương cốt mà toàn bộ là đồ gần giống bông gòn đen.

Khi xem đến phần eo của cơ thể thì tìm thấy một chuỗi tràng hạt và hơn 50 món kim ngân châu bảo được tùy táng. Phần đầu quan tài tìm thấy một hộp xương sọ với xương gò má cao, hàm răng vẩu, bên ngoài còn bọc một lớp da. Nhìn hiện trạng quan tài và thi thể bên trong vẫn còn trong tình trạng nguyên vẹn hoàn hảo, điều này chứng tỏ chưa có ai từng đến đây. Một câu hỏi lớn được đặt ra tại sao trong quan tài chỉ có phần xương sọ mà không tìm thấy xương cốt phần thân và Lý Liên Anh đã chết vì nguyên nhân gì?

Bí ẩn khó giải về cái chết của Lý Liên Anh
Cùng lật lại lịch sử, tháng 10 năm 1908, Từ Hy thái hậu qua đời. Trong “Lý thị gia phả” có ghi rằng “Bách nhật hiếu mãn, xuất cung dưỡng lão” (tức đợi sau 100 ngày mất của Từ Hy thì Lý Liên Anh đã xuất cung về quê dưỡng lão). Sau khi trở về nhà riêng ở ngõ Miên Hoa, Bắc Kinh, Lý Liên Anh cả ngày chỉ ăn chay, niệm Phật không đi ra ngoài. Ba năm sau, ông ta cũng đi theo hầu Từ Hy. Theo hậu duệ của Lý gia, Lý thái giám chết vì bệnh kiết lỵ. Sau khi mắc bệnh 3, 4 hôm không chịu chữa trị thì qua đời. Nhưng tìm trong hồ sơ và mộ chí minh của triều Thanh thì chỉ thấy ghi vẻn vẹn có một chữ “chết” mà không rõ nguyên nhân.

Nếu căn cứ theo việc khai quật mộ thì rất có thể Lý Liên Anh đã bị giết, vậy ai đã giết ông ta và mục đích gì, có ba cách giải thích sau:

Thứ nhất do bị giết. Vì trong cuộc chiến giữa Từ Hy và hoàng đế Quang Tự ông ta đã ủng hộ thái hậu và đả kích hoàng đế. Nhưng quan điểm này đã vấp phải sự phản đối của nhiều học giả. Lý Liên Anh chưa từng tham gia vào cuộc chiến trong triều đình. Chính vì thế ông ta không thể đắc tội với họ được. Hơn nữa, sau khi Từ Hy chết ông ta đã xuất cung ba năm về ở ẩn không còn ảnh hưởng gì đến triều đình nên có giết ông ta cũng không mang lại lợi ích gì.

Thứ hai là do Giang Triều Tông và Tiểu Đức Trương giết. Cách giải thích này chủ yếu là quan điểm của cá nhân Nhan Nghi Dân. Thậm chí trong văn chương của mình, ông đã dẫn ra chi tiết rằng khi Giang Triều Tông nhậm chức đề đốc Cửu Môn đã mời Lý Liên Anh dùng cơm, sau đó phái người giết chết ông ta ở Hậu Hải, Bắc Kinh.

Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng Giang Triều Tông là thân tín của Viên Thế Khải. Lý Liên Anh từng đắc tội với Viên Thế Khải nên có thể ông ta đã hạ lệnh cho thân tín giết Lý thái giám. Còn Tiểu Đức Trương vốn là hậu nhiệm của Lý Liên Anh, vì tranh giành gia sản mà nảy sinh động cơ giết ông ta. Nhưng cách giải thích này cũng bị các học giả phản đối vì năm thứ hai Tuyên Thống Giang Triều Tông đang nhậm chức tổng binh ở thị trấn Hán Trung, Thiểm Tây. Mãi đến năm 1912 mới quay về Bắc Kinh nhậm chức tư lệnh cảnh vệ Bắc Kinh chính phủ Bắc Dương. Việc ông ta ở xa hàng nghìn dặm không thể nào lại mời Lý Liên Anh ăn cơm để mưu sát được. Hơn nữa về việc công, giữa hai người không hề có xung đột gì quá lớn nên động cơ giết người để trả thù là không tồn tại.

Thứ ba, trên đường đi đòi nợ ở Sơn Đông, Lý Liên Anh đã bị thổ phỉ giết chết. Về quan điểm này cũng có rất nhiều chuyên gia cảm thấy nghi ngờ. Với địa vị và sự giàu có của Lý Liên Anh thì tại sao ông ta lại phải đích thân đi đòi nợ? Những người ủng hộ quan điểm này thì giải thích rằng, Lý Liên Anh có người cháu gái gả cho một gia đình ở huyện Vô Lệ, Sơn Đông. Ông ta đã từng đi thăm cháu gái, tiện đường đi vãn cảnh núi Thái Sơn. Khi đi đến nơi tiếp giáp giữa Sơn Đông và Hà Bắc thì bị giết. Hai tên thị vệ theo hầu thì sợ hãi tột cùng chỉ kịp nhặt được thủ cấp của Lý Liên Anh tháo chạy về kinh.

Nhưng đây chỉ là những tương truyền trong dân gian còn trong sử sách thì ghi chép không rõ ràng. Hơn nữa sự thiếu logic trong những cách mà người đời nói về Lý Liên Anh chỉ làm cho cái chết của ông ta thêm muôn màu kì bí. Cho dù là cách giải thích nào thì việc thi thể không nguyên vẹn trong quan tài của Lý Liên Anh là sự thật. Bí mật về nguyên nhân cái chết của ông ta có thể một ngày nào đó sẽ được tìm ra, nhưng cũng có thể mãi mãi chìm trong bóng đêm của quá khứ lịch sử.

Vậy là qua bài viết này, du khách đã hiểu được phần nào về cuộc đời của Thái giám Lý Liên Anh trong lịch sử Trung Hoa thời Nhà Thanh. Nếu du khách là người có niềm đam mê với văn hóa, lịch sử của đất nước Trung Hoa thì hãy đặt cho mình một tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism nhé! Chắc chắn du khách sẽ có được những sự hiểu biết thú vị khi đặt chân đến vùng đất rộng lớn này

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0933 997 080
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187

du lch m hoa k

test 3

hnh on

Tin Tức Mới Nhất