Slider

Theo tài liệu “Khoa cử chế độ khởi nguyên biện tích” (xuất bản năm 1983) của tác giả Hà Trung Lễ - tiến sĩ nghiên cứu lịch sử tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thì các kỳ thi tuyển chọn nhân tài bắt đầu xuất hiện vào thời nhà Tùy.

Cho tới thời nhà Đường thì phát triển hơn và được công nhận chính thức, cứ thế đến thời Tống thì được hoàn thiện và chế độ khoa cử kéo dài cho qua các triều đại phong kiến như Minh, Thanh với thời gian tổng cộng là 1300 năm.

Ở chế độ phong kiến, khoa cử chính là con đường sáng nhất để dẫn đến chức vị, quyền lực của một người đàn ông. Đi cùng với các kì thi là các quy tắc cần phải tuân theo để đảm bảo sự công bằng. Nhưng cũng không thiếu cách để những kẻ yếu năng lực vượt qua nhằm có được chỗ đứng trong chốn quan trường.

Đương nhiên cùng với đó sẽ xuất hiện biện pháp chống gian lận thi cử của những người chịu trách nhiệm tổ chức các kì thi.

gian lan thi cu trong thoi co dai trung hoa 5

SỰ XUẤT HIỆN CỦA GIAN LẬN TRONG THI CỬ THỜI CỔ ĐẠI TRUNG HOA

Một ngày nào đó vào năm 858 công nguyên, lúc này đang là thời gian khoa cử ở Đại Đường.

Trong khu vực thi, một thi sinh ngồi trong vị trí riêng của mình, đứng lên bước ra ngoài, giám thị Trầm Tuân vốn là lễ bộ thị lang thấy vậy, thở phào một tiếng. Lúc người nọ bước qua, Trầm Tuân bất chợt hỏi một câu: “Ra sớm như vậy, chắc không phải đã gian lận rồi đó chứ?”

Người nọ tỏ ra vô tội nói: “Mọi người nhìn chằm chằm như vậy, sao tôi dám làm bừa, chỉ giúp tám vị khách qua đường mà thôi.”

Người này chính là Ôn Đình Quân - một thi nhân Hoa Gian Phái, tài hoa hơn người nhưng không được thần may mắn chiếu cố, sau nhiều lần thi cử thất bại, ông ta đổi sang công việc giúp các thí sinh gian lận.

Vậy ông ta đã giúp các thí sinh gian lận thế nào dưới con mắt săm soi của các giám thị và tầng tầng lớp lớp binh lính canh gác quanh trường thi? Trong Đường Thư có một đoạn miêu tả chuyện này, nhưng sau đó đã bị hậu nhân bôi đen. Tuy vậy dõi theo chế độ khoa cử hơn 1.000 năm, ta vẫn có thể lần mò tìm ra được các cách gian lận của các thí sinh.

Hối lộ quan giám khảo hoặc người chấm bài

Đây là hình thức gian dối được coi là phổ biến nhất vào thời nhà Đường. Thậm chí, các kỳ thi có khi chỉ là dưới dạng "hữu danh vô thực". Bởi đề thi và cách thức thi, chấm bài đều nằm trong tay một bộ phận quan lại quý tộc và yêu cầu là phải bí mật và họ có thể ưu tiên con cái họ hàng của mình. Người xưa gọi là "Tố Ám Hiệu".

Quan giám khảo có thể cố tình để lộ đề thi cho một hoặc một vài thí sinh trước khi kì thi diễn ra nhằm giúp họ có sự chuẩn bị trước. Táo tợn hơn, thí sinh có thể cố tình đánh dấu đặc điểm nào đó vào bài thi của cho quan giám khảo hoặc chủ khảo biết tên tuổi quê quán nhằm thuận lợi cho quá trình "nâng đỡ".

gian lan thi cu trong thoi co dai trung hoa 2

Để khắc phục tình trạng này. Vào thời Võ Tắc Thiên, người ta nghĩ ra cách đó là tạm thời dán giấy che tên trên bài thi để đảm bảo rằng quan chấm bài không biết đó là bài viết của ai. Cách này khá hữu dụng, đến thời nhà Tống thì một phương pháp ưu việt hơn là sẽ có một người chép lại bài của thí sinh bằng mực đỏ nhưng không ghi tên rồi đưa cho quan giám khảo chấm, sau khi chấm thì mới mang bài đó ghép lại vào bài viết gốc bằng mực đen của thí sinh. Dân gian gọi dưới cái tên là "Châu Quyển".

Cũng đã từng có viên quan phụ trách kỳ thi nhận hối lộ và bị phát hiện. Đó là vào thời đại của Đường Cao Tông, cụ thể là vào năm 663 sau Công nguyên. Quan chủ khảo khi ấy là Đồng Tư Cung đã nhận hối lộ của một vài sĩ tử giàu có rồi tiết lộ đề thi trước cho họ chuẩn bị.

Sự việc bị phát giác, ban đầu Đồng Tư Cung phải chịu án tử. Nhưng sau đó ông tự mình ăn năn nhận tội, khai ra tên tuổi những thí sinh hối lộ nên được miễn chết rồi bị lưu đày tới vùng Lĩnh Nam.

Giấu tài liệu vào các vận dụng thông thường

Thời phong kiến, việc gian lận bằng tài liệu thu nhỏ có lẽ là cách gian lận trông giống với thời đại ngày nay nhất. Khi đi thi đương nhiên không được mang các cuốn kinh thư vào trường thi.

Thời xưa thì các sách như Tứ Thư, Ngũ Kinh, Sử Ký... sẽ là tài liệu cần được ôn tập kĩ lưỡng vì nội dung đề thi cũng được lấy trong các bộ sách này.

Với khối lượng kiến thức lớn và đồ sộ thì không phải ai cũng có thể nắm được hết. Vì vậy, những kẻ gian lận sẽ tìm cách đem các nội dung này vào. Một trong những cách phổ biến ấy là thu nhỏ tài liệu sao cho chỉ vừa trong lòng bàn tay. Thậm chí, các tài liệu này còn được đặt cho một cái tên mỹ miều là "Tụ trân thánh hiền thư". Phùng Mộng Long trong cuốn Cổ Kim Đàm Khái có viết: "Trong những năm Vạn Lịch, đã có người dùng giấy dầu chép tài liệu, giấu vào trong hậu môn."

gian lan thi cu trong thoi co dai trung hoa 4

Không chỉ thu nhỏ tài liệu vào giấy tờ. Các vận dụng hàng ngày cũng được tận dụng để qua mắt các quan giám khảo. Cụ thể, thí sinh sẽ viết nội dung sách ôn thi vào những thứ mang trên người như áo trong, tất. 

Vì thế, không ít trường hợp bị phát giác gian lận mà sau đó người ta dễ dàng trông thấy quần áo, khăn tay hay tất của họ chi chít những nét chữ. Những cách này thường được dùng bởi các thí sinh không có đủ tiền bạc, quan hệ để mua đề trước ngày thi hay đút lót cho quan chấm bài sau kì thi.

gian lan thi cu trong thoi co dai trung hoa 3

Năm 2005, một bộ công cụ gian lận rất tinh vi đã được phát hiện ở Thiên Tân. Người ta xác định đây là bộ đồ có từ thời nhà Thanh. Với chiếc hộp có kích thước của hộp cơm với có 9 tập sách, tất cả đều dài 4,5 cm, rộng 3,8 cm và dày 0,5 cm. Có khoảng 10 bài viết trong mỗi tập sách, tổng cộng hơn 100.000 từ. Điều đáng kinh ngạc là văn bản trong tập có kích thước rất nhỏ mà được in ấn đàng hoàng.

Ngoài ra, một bộ Ngũ Kinh cũng được tìm thấy ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, được cho là cuốn sách nhỏ nhất trong thiên hạ. Có 342 trang, tổng cộng hơn 300.000 từ, chiều dài sách 6,5 cm, chiều rộng 4,8 cm, độ dày 1,5 cm, in giấy gạo, có sợi dây buộc chúng lại với nhau. Bộ Ngũ Kinh này có đầy đủ Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Kinh Lễ.

Sử dụng các tiểu xảo vật lý, hoá học.

Dùng nước muối viết chữ lên mép quần áo, khi nước muối khô sẽ không nhìn thấy gì, Đợi khi vào trường thi, dùng nến hơ lên những nơi có chữ, chữ viết sẽ xuất hiện. Hoặc là dùng mực chiết xuất từ con mực viết nội dung vào mặt trong quần áo, rồi dùng bùn quét lên che giấu. Sau khi vào trường thi sẽ lau bùn đi, qua một thời gian dung dịch này cũng sẽ tự bay đi, đúng nghĩa thần không biết quỷ không hay.

Thi hộ

Giấu tài liệu hay dùng tiểu xảo đều là những thứ cần phải có lượng hiểu biết nhất định. Nhưng có một cách ít tốt sức hơn, dành cho các gia đình giàu có, đó là thi hộ. Có hai loại thi hộ: Một là thay tên vào thi, người thi hộ trực tiếp dùng tên của thí sinh để vào thi; cách thứ hai là nhờ người khác làm bài thi giùm, thí sinh và người thi hộ đều vào trường thi, khi điền tên vào danh sách cả hai sẽ trao đổi tên.

Vào thời Đường chuyện thi hộ lan tràn rộng rãi hơn bao giờ hết, trong một trường thi có khi tới khoảng 30-40% thí sinh đều là người thi hộ. Vào thời Minh, Thanh thậm chí thi hộ đã trở thành một hạng mục riêng trong trường thi, người thi hộ sẽ giúp thí sinh thi từ Huyện thí, Phủ thí, tới cả Viện thí.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG GIAN LẬN THI CỬ

Đầu tiên là lục soát. Vào thời Tống, trước khi vào trường thi các thí sinh sẽ bị lục soát toàn thân, cả đế giày cũng được kiểm tra cẩn thận. Thậm chí có thời kì các thí sinh còn phải cởi búi tóc, ở trần, vạch mũi, vạch tai để binh lính kiểm tra.

Vì hành vi lục soát bên trên bị phản đối khá nhiều, nên có người đưa ra đề nghị, trước khi vào trường thi, các thí sinh sẽ tắm rửa tập thể, sau đó mặc vào quần áo do trường thi cung cấp, giảm thiểu tới mức tối đa việc mang tài liệu vào trường thi.

Khi vào nhập trường, quan giám khảo sẽ dò xét tra hỏi cẩn thận mới cho vào, đề phòng có kẻ mạo danh. Thời Tống Thái Tông, xuất hiện một cách thức ngăn chặn quan chấm bài và sĩ tử. Đó là có hẳn một khu vực cho các quan chấm bài được ở riêng gọi là "tỏa viên chế độ". Hầu như không ai được tiếp xúc với họ cho tới khi họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

gian lan thi cu trong thoi co dai trung hoa 1

Làm giấy chứng nhận: Vì phòng ngừa việc có người thi hộ, từ thời Tống, các quan viên địa phương sẽ yêu cầu thí sinh cung cấp một tờ lý lịch đặc thù, bên trên viết rõ tên họ, quê quán, đặc thù bên ngoài, tuy không thể toàn vẹn như ảnh chụp, nhưng cũng xem như đủ để nghiệm chứng thân phận. Nghiêm ngặt nhất trong tiến hành khoa cử có lẽ là vào thời Minh. Trong giấy tờ của sĩ tử dự thi ngoài tên họ, quê quán còn phải ghi danh ... ba đời từ ông, cha, đến chính mình. Ngoài ra còn một loạt quy tắc khác để đảm bảo sự khách quan trong tổ chức khoa cử như "Tỏa Viện", "Sưu Kiểm", "Tuần Tra",...

Thời Đường người ta cũng đã quy định không được cho quan chấm bài biết trước tên sĩ tử cũng như vị trí mà sĩ tử ngồi thi. Sau khi làm bài, tên tuổi, quê quán, xuất thân của sĩ tử cũng được đem niêm phong. Chấm bài xong mới đem ra đối chiếu sau. 

Các giám khảo chấm bài cũng bị giám sát chặt chẽ bởi các võ quan, không được phép tự do ra vào trường thi. Sĩ tử cũng làm bài trong ba phiên, suốt từ sáng đến chiều. Hết một phiên sẽ thu bài một lần. Cuối thời nhà Minh và thời nhà Thanh, người ta thậm chí không cho mang giấy vào phòng thi với bất cứ lý do gì. Triều đình sẽ cung cấp đủ giấy cho sĩ tử làm bài.

CÁC HÌNH PHẠT KHI HÀNH ĐỘNG GIAN LẬN THI CỬ BỊ PHÁT HIỆN

Thời Minh nổi tiếng với các hình phạt, đã đưa ra mức phạt riêng cho những kẻ dám làm trái kỷ cương như sau: Giấu tài liệu, lan truyền đề thi, sung quân biên cương kì hạn ba kì khoa cử; sau khi mãn hạn sẽ bị tước đi thân phận sĩ tử. 

Giang Nam tài tử Đường Bá Hổ tuổi già cực khổ, chính là vì ông đã bị cuốn vào một vụ án gian lận trong khoa cử. Ông chẳng những bị liên luỵ đi tù còn bị thẩm vấn tra tấn, sau khi ra tù bị vĩnh viễn tước đi tư cách thi cử, từ đây rơi vào vực sâu cuộc đời.

Đến đời nhà Thanh, các luật lệ hình phạt dành cho việc gian lận thi cử còn trở nên đáng sợ. Theo Đại Thanh Luật Lệ, kẻ làm bừa nhẹ thì phạt tiền, nặng thì mang gông thị chúng ba tháng, đánh một trăm trượng, sung quân biên cương.

Thời Thanh có không ít vụ án liên quan tới khoa cử, trong đó vụ án trường thi Đinh Dậu vào năm thứ 14 Thuận Trị, có thể nói là thảm án lớn nhất từ trước tới nay. Chẳng những các giám khảo, thí sinh tham dự bị xử tử, gia sản còn bị tịch thu, mà cả người nhà cũng bị lưu đày.

Ví dụ điển hình nhất chính là Lỗ Tấn, trong tiểu sử của ông có viết, thời thiếu niên trong nhà gặp biến cố, từ đó lụi bại, nếm hết ấm lạnh nhân gian. Biến cố này chính là vụ án tổ phụ Chu Phúc Thanh của ông bị bắt vì tội làm rối kỷ cương trường thi. Ông bị bắt ngồi tù hết 8 năm. Người nhà chi tiền nghĩ cách cứu ông ra, nên từ nhà giàu có trở thành nghèo hèn, con trai Chu Bá Nghi vốn là tú tài, nay bị tước công danh, buồn bực qua đời năm 35 tuổi.

Đến tận hiện tại cuộc đấu trí của những kẻ gian lận và những người bắt gian lận này vẫn còn kéo dài và trong tương lai chắc rằng cũng sẽ khó có thể kết thúc. 

Du khách hãy tham gia tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism để có cơ hội khám phá nhiều điều thú vị hơn về vùng đất rộng lớn này nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ!

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

098 3355 639
Trân Trân: skype viber zalo
0908 890 187

du lch m hoa k

test 3

hnh on

Tin Tức Mới Nhất